Chứng chỉ tiếng Đức được chia thành 6 cấp bậc theo Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR): A1, A2, B1, B2, C1 và C2. Tùy vào mục tiêu cá nhân, bạn sẽ đặt mục tiêu đạt đến trình độ phù hợp với nhu cầu của mình. Chẳng hạn, nếu muốn tham gia chương trình Du học nghề Đức, bạn cần đạt tối thiểu B1. Để chinh phục các trình độ từ A1 đến B2, một lộ trình học tiếng Đức bài bản và phương pháp hiệu quả là điều không thể thiếu. Trong bài viết này, SHD Academy sẽ chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Đức từ A1 đến B2 ngay tại nhà, giúp bạn có được định hướng rõ ràng và đạt kết quả tốt nhất.
>> Tham khảo:
A1 là trình độ nhập môn cho người mới bắt đầu học tiếng Đức, giúp người học làm quen với những kiến thức quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất, bao gồm phát âm, từ vựng và ngữ pháp cơ bản.
Vì đây là giai đoạn nền tảng dành cho người mới, do đó bạn nên tập trung học theo giáo trình chuẩn và không nên vội vàng học vượt cấp. Trong quá trình học, nếu gặp phải cấu trúc ngữ pháp phức tạp, bạn có thể ghi chú lại để tham khảo sau, thay vì cố gắng phân tích ngay. Trước tiên, bạn hãy cố gắng nắm vững ngữ pháp cơ bản được giới thiệu trong sách. Các chủ điểm nâng cao sẽ dần xuất hiện khi bạn tiến lên trình độ cao hơn, giúp bạn hiểu rõ và ứng dụng một cách dễ dàng hơn.
Một lưu ý quan trọng là mọi danh từ trong tiếng Đức đều phải viết hoa và đi kèm với giống từ (der, die, das) cũng như dạng số nhiều. Việc học từ vựng theo cụm đi kèm giống từ ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh những sai sót trong ngữ pháp về sau.
Bên cạnh việc học lý thuyết, một kinh nghiệm học tiếng Đức mà bạn có thể tham khảo là bắt chước cách phát âm và sử dụng câu nói của người bản xứ – giống như cách trẻ nhỏ học ngôn ngữ.
Việc phát âm sai khi học ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi, vì vậy bạn hãy mạnh dạn nói và lặp lại theo giáo viên hoặc các đoạn hội thoại mẫu. Khi vượt qua được sự e ngại ban đầu, bạn sẽ tự tin hơn và tiến bộ nhanh chóng trong việc giao tiếp.
Trình độ A1 chủ yếu xoay quanh các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày như giới thiệu bản thân, mua sắm, thời gian, thời tiết, sở thích… Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng học tiếng Đức, một số điểm có thể sẽ khác biệt so với tiếng Anh, đặc biệt là về ngữ pháp và cách chia động từ. Do đó, bạn phải tập trung học và ôn tập đều đặn ngay từ đầu. Khi bạn có nền tảng vững chắc ở A1, việc học lên trình độ A2, B1 sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều!
>> Tham khảo: Học tiếng Đức có khó không? Mất bao lâu để đạt chứng chỉ B1
Khi học đến trình độ A2, bạn đã có một vốn từ vựng nhất định và có thể bắt đầu luyện nghe tiếng Đức một cách chủ động hơn. Bạn có thể tìm các video học tiếng Đức trên YouTube, DW hoặc một số trang web khác.
Lúc này, bạn nên ưu tiên các video ngắn, phù hợp với chủ đề hàng ngày để làm quen trước, sau đó tăng dần độ khó. Việc đọc lại Transkript (bản ghi nội dung nghe) sẽ giúp bạn nhận diện từ vựng và cấu trúc câu dễ dàng hơn, từ đó cải thiện kỹ năng nghe hiệu quả.
A2 là cấp độ quan trọng giúp bạn mở rộng nền tảng ngữ pháp đã học ở A1, đồng thời làm quen với nhiều cấu trúc mới như câu phức, thể bị động đơn giản, thì quá khứ (Präteritum). Nếu bạn nắm chắc phần này, việc học lên B1 sẽ trở nên dễ dàng hơn do bạn đã có nền tảng để mở rộng khả năng giao tiếp và diễn đạt ý tưởng phức tạp hơn. Để hiểu sâu hơn, bạn nên chia nhỏ mỗi ngày học một phần ngữ pháp thay vì nóng vội đốt cháy giai đoạn.
Một trong những tài liệu hữu ích để luyện tập là Grammatik Aktiv, cuốn sách này cung cấp nhiều bài tập thực hành phù hợp với trình độ A1-B1 và có phần đáp án kèm theo giúp bạn có thể tự học tại nhà.
Để ghi nhớ và sử dụng từ vựng đúng ngữ cảnh, bạn nên học theo chủ đề. Khi học từ mới, hãy tưởng tượng và đặt chúng vào các tình huống thực tế. Cách này giúp não bộ liên kết thông tin tốt hơn và giúp bạn nhớ từ vựng lâu hơn.
Việc luyện viết theo các chủ đề nhỏ sẽ giúp bạn ghi nhớ từ vựng và quen tay hơn với cấu trúc câu. Khi bạn viết đoạn văn, bạn không chỉ cải thiện khả năng diễn đạt mà còn củng cố kiến thức ngữ pháp. Bạn hãy lưu lại tất cả bài viết để sau này khi học lên B1 hoặc ôn thi, bạn có thể tự hệ thống lại kiến thức một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
>> Tham khảo: KINH NGHIỆM ÔN THI TIẾNG ĐỨC B1 ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ CAO
Trong khóa B1, bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào kỹ năng nói theo chủ đề. Kinh nghiệm học tiếng Đức hiệu quả ở trình độ B1 là bạn hãy tạo dựng cho mình một mẫu thuyết trình để trình bày ý kiến cá nhân hoặc miêu tả hình ảnh. Việc chuẩn bị sẵn các mẫu hội thoại giao tiếp cũng giúp bạn dễ dàng ứng dụng vào thực tế hơn.
Bạn hãy viết trước dàn ý hoặc liệt kê từ khóa ra giấy, sau đó nhờ giáo viên sửa lỗi và luyện tập lại tại nhà. Một phương pháp hiệu quả khác là tự quay video bài nói của mình, từ đó bạn có thể nhận ra lỗi sai, cải thiện phát âm và tự tin hơn khi giao tiếp.
Học nói một mình mãi cũng chán và khó phát hiện lỗi sai, vì vậy bạn có thể tìm bạn học cùng, dù là online hay trực tiếp. Việc giao tiếp thường xuyên với người khác giúp bạn thực hành phản xạ và cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ. Bạn có thể kết hợp ôn thi B1 bằng cách luyện đề, luyện nghe và luyện nói theo các chủ đề thi phổ biến với nhóm học cùng.
Với trình độ B1, bạn sẽ mở rộng và ứng dụng các kiến thức ngữ pháp đã học từ A1-A2, đồng thời làm quen với các cấu trúc câu phức tạp hơn như câu giả định (Konjunktiv II), thể bị động (Passiv) và câu phụ thuộc (Nebensätze). Vì vậy, hãy vừa học vừa hệ thống lại kiến thức ngữ pháp một cách khoa học, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi ôn tập cho các cấp độ cao hơn.
>> Tham khảo: Hướng dẫn tự chuẩn bị hồ sơ du học nghề Đức 2025
Để cải thiện phản xạ nghe nói, bạn nên duy trì thói quen luyện nghe mỗi ngày. Nếu bạn học tại trung tâm dạy tiếng Đức, hãy tận dụng giáo trình chính thức, thường bao gồm các bài hội thoại, đoạn nghe và bài tập thực hành phù hợp với từng cấp độ. Việc luyện nghe theo giáo trình giúp bạn tiếp cận tiếng Đức có hệ thống và bám sát nội dung thi.
Nếu bạn tự học tại nhà, bạn vẫn có thể nâng cao kỹ năng nghe bằng cách sử dụng các nguồn tài liệu trực tuyến như Deutsche Welle (DW), Goethe Institut, Slow German hoặc các khóa học trên BBC Languages, LingQ. Lúc này, bạn nên chọn bài nghe có phụ đề để dễ dàng đối chiếu và nhẩm theo để cải thiện khả năng phát âm.
Ở trình độ B2, ngoài việc nghe theo từ khóa, bạn có thể nâng cao kỹ năng bằng cách theo dõi tin tức trên các đài phát thanh Đức như Tagesschau, Deutschlandfunk hoặc xem phim có phụ đề tiếng Đức. Khi nghe, bạn hãy cố gắng nhẩm lại lời thoại theo đúng ngữ điệu và cách phát âm của người bản xứ. Đây là phương pháp shadowing (nói đuổi) giúp bạn cải thiện phát âm và tăng phản xạ giao tiếp một cách hiệu quả.
Bên cạnh luyện nghe, việc đọc sách, truyện hay báo chí bằng tiếng Đức cũng rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn mở rộng vốn từ vựng mà còn làm quen với văn phong viết, hỗ trợ cho việc đọc tài liệu học thuật hoặc nghiên cứu sau này.
Về ngữ pháp, khóa học B2 là bước phát triển từ trình độ B1, tập trung vào các cấu trúc câu phức tạp như câu ghép phụ thuộc (Nebensätze), thể bị động nâng cao (Passiv) và câu giả định (Konjunktiv II). Những cấu trúc này xuất hiện chủ yếu trong văn viết, vì vậy bạn nên chủ động hệ thống lại kiến thức và luyện tập các dạng bài tập chuyên sâu để củng cố nền tảng vững chắc. Nếu bạn không theo học trung tâm, có thể tham khảo sách “Grammatik Aktiv B2”, “Sicher! B2” hoặc tham gia các diễn đàn học tiếng Đức để trao đổi kiến thức.
>> Tham khảo: Tổng hợp các ngành nghề có lương cao nhất tại Đức 2025
Ban đầu, việc sử dụng từ điển Đức – Đức có thể gây khó khăn cho người mới học do vốn từ vựng hạn chế. Tuy nhiên, khi kiên trì áp dụng, phương pháp này sẽ mang lại cho người học nhiều lợi ích, giúp bạn hiểu nghĩa từ chính xác hơn, cải thiện phát âm và rèn luyện kỹ năng đoán từ một cách hiệu quả.
Việc chỉ ghi chép từ vựng không mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó, bạn nên đặt câu với từ mới để giúp não bộ ghi nhớ lâu hơn và rèn luyện ngữ pháp tự nhiên. Ngoài ra, kết hợp học từ đồng nghĩa, trái nghĩa và thành ngữ cũng là cách để bạn mở rộng vốn từ và nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Đức của mình.
Các cấp độ tiếng Đức có sự liên kết với nhau, vì vậy người học không nên bỏ qua kiến thức cũ khi chuyển sang trình độ mới. Việc ôn tập thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì sự ghi nhớ và tránh tình trạng quên kiến thức quan trọng, đồng thời hỗ trợ bạn áp dụng vào các tình huống thực tế một cách linh hoạt.
Xem phim và nghe nhạc bằng tiếng Đức là một phương pháp học hiệu quả, giúp cải thiện kỹ năng nghe và làm quen với cách diễn đạt tự nhiên trong hội thoại. Nếu vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tìm các bài hát tiếng Anh quen thuộc và nghe phiên bản cover bằng tiếng Đức. Ngoài việc hỗ trợ học ngôn ngữ, âm nhạc và phim ảnh còn giúp bạn hiểu thêm về văn hóa và con người Đức, từ đó tạo thuận lợi cho việc hòa nhập khi sinh sống tại Đức sau này.
>> Tham khảo: Độ tuổi du học nghề Đức là bao nhiêu? Thông tin mới nhất 2025
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm học tiếng Đức và định hướng rõ ràng trong quá trình chinh phục ngôn ngữ này. Dù mới bắt đầu hay đang học lên cấp độ cao hơn, việc kiên trì và áp dụng phương pháp học hiệu quả sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Nếu bạn muốn học tiếng Đức một cách bài bản và tiết kiệm thời gian, hãy tham khảo các khóa học tại SHD Education – Trung tâm đào tạo tiếng Đức thuộc hệ sinh thái SHD, nơi cung cấp lộ trình phù hợp và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục tiếng Đức!