Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng chỉ cần đạt được chứng chỉ B1 là đã đủ điều kiện để sang Đức du học nghề. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm, B1 chỉ là một bước đầu tiên trên hành trình dài đầy thử thách.
Việc đạt chứng chỉ B1 không đồng nghĩa với việc bạn đã có đủ khả năng để làm việc và hòa nhập tại Đức. Rất nhiều học viên khi sang Đức đã phải đối mặt với vô số khó khăn vì không thể giao tiếp tốt, không hiểu rõ chuyên môn, hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bà Nguyễn Thị Huyền – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần SHD Corp trao visa Du học nghề Đức cho học viên Nguyễn Phong Nhã
Nguyễn Phong Nhã, học viên SHD đạt chứng chỉ TELC B1 loại giỏi (265/300), chia sẻ: “Khi cầm trên tay tấm bằng B1, em cảm thấy rất hạnh phúc vì những công sức mình bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng. Tuy nhiên, em không muốn ngủ quên trên chiến thắng này mà tiếp tục hướng tới những mục tiêu cao hơn. Đối với em, học ngoại ngữ không chỉ là để thi lấy bằng, mà quan trọng hơn là sử dụng nó trong thực tế.”
Chứng chỉ B1 là tấm vé thông hành cho các bạn học viên đến Đức, nhưng quan trọng hơn là các bạn phải ứng dụng được trong đời sống hàng ngày và trong công việc.
> Tham khảo: Học tiếng Đức có khó không? Mất bao lâu để đạt chứng chỉ B1
Nếu bạn học chỉ để đạt B1 mà không thực sự nắm vững ngôn ngữ, thì đến khi bước vào môi trường làm việc thực tế, bạn sẽ thấy mình lạc lõng, không thể theo kịp tiến độ công việc, không hiểu chỉ dẫn của cấp trên và khó hòa nhập với đồng nghiệp. Học viên cần thay đổi tư duy: đừng chỉ đặt mục tiêu vào tấm bằng, hãy đặt mục tiêu vào khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.
Nhiều bạn học viên thường chủ quan sau khi có B1, nghĩ rằng như vậy là đã sẵn sàng để sang Đức. Nhưng thực tế, có một bước quan trọng khác mà rất nhiều bạn chưa chuẩn bị kỹ: vòng phỏng vấn với nhà tuyển dụng Đức. Đây chính là cánh cửa quyết định bạn có được chấp nhận vào chương trình học nghề hay không.
Thạch Thị Thanh Thanh, học viên đạt chứng chỉ TELC B1 loại giỏi (250.5/300), tâm sự: “Chứng chỉ B1 không chỉ là một tấm bằng, mà còn là minh chứng cho sự quyết tâm và kiên trì. Khi nhận được kết quả, em cảm thấy tự hào nhưng đồng thời hiểu rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu. Việc học tiếng Đức và rèn luyện kỹ năng phỏng vấn vẫn phải tiếp tục nếu muốn thực sự thành công ở Đức.”
Các bạn học viên cần ứng dụng tốt tiếng Đức trong các buổi phỏng vấn và các tình huống thực tế
Phỏng vấn không chỉ là một cuộc trò chuyện thông thường mà là bài kiểm tra toàn diện về khả năng sử dụng tiếng Đức, sự hiểu biết về ngành nghề và tinh thần sẵn sàng làm việc tại Đức.
Nhiều bạn trượt phỏng vấn vì không thể diễn đạt trôi chảy suy nghĩ của mình, không phản xạ kịp với câu hỏi của nhà tuyển dụng, hoặc tệ hơn là không hiểu rõ về công việc mình sắp làm. Một số khác dù có thể nói được nhưng lại thiếu sự chuẩn bị, không tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp hay môi trường làm việc tại Đức, dẫn đến trả lời thiếu thuyết phục.
Muốn đậu phỏng vấn, học viên không chỉ cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp mà còn phải hiểu rõ ngành nghề mình chọn, tìm hiểu trước về quy trình làm việc tại Đức và luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
> Tham khảo: SHD đồng hành cùng HWK-Erfurt: Mở ra cánh cửa nghề nghiệp ngành thủ công nghiệp tại Đức cho học viên
Không ai muốn tuyển một nhân viên mà ngay từ đầu đã thiếu sự chuẩn bị và không thể hiện được sự nghiêm túc của mình với công việc đã chọn. Vì vậy, nếu không có sự rèn luyện và chuẩn bị kỹ lưỡng, dù bạn có B1, cơ hội sang Đức của bạn vẫn rất mong manh.
Tiếng Đức không đơn thuần là một ngôn ngữ, mà là công cụ để bạn có thể xây dựng sự nghiệp tại Đức. Nếu bạn chỉ học để thi lấy bằng mà không rèn luyện kỹ năng sử dụng thực tế, thì chính bạn sẽ là người gặp khó khăn nhất khi đặt chân đến nước Đức.
Vậy học viên nên làm gì để tự nâng cao khả năng sử dụng tiếng Đức?
Thực hành giao tiếp hiệu quả
Xây dựng thói quen học tập
Học tiếng Đức qua tình huống thực tế
Nguyễn Phong Nhã chia sẻ thêm: “Học tiếng Đức không phải là để làm bài tập trên giấy mà là để giao tiếp. Em luôn chủ động học cùng bạn bè, đặt câu hỏi khi không hiểu và áp dụng ngay những gì đã học. Điều quan trọng là không học thuộc lòng máy móc, mà phải học theo ý, theo ngữ cảnh thực tế để có thể diễn đạt một cách tự nhiên nhất.”
Sử dụng thành thạo tiếng Đức giúp các bạn học viên học tập và làm việc thành công tại Đức
Trong môi trường làm việc tại Đức, việc sử dụng tiếng Đức thành thạo là yếu tố sống còn cho tương lai của bạn. Bạn cần hiểu rõ hướng dẫn của cấp trên, giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và quan trọng nhất là thực hiện công việc một cách chính xác.
Ngoài ra, sau khi hoàn thành chương trình học nghề, bạn sẽ phải thi chứng chỉ nghề bằng tiếng Đức – nếu không sử dụng tiếng Đức tốt, khả năng trượt kỳ thi là rất cao, đồng nghĩa với việc bạn không thể tiếp tục công việc tại Đức.
Không chỉ trong công việc, khả năng sử dụng tiếng Đức còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu không thể giao tiếp, bạn sẽ gặp khó khăn khi đi mua sắm, giải quyết giấy tờ, tìm nhà ở hay thậm chí là kết bạn và hòa nhập với cộng đồng. Vì vậy, học tiếng Đức không chỉ là nhiệm vụ trong thời gian học ở Việt Nam, mà phải là một quá trình rèn luyện liên tục trước và sau khi đến Đức.
Hành trình học nghề tại Đức không có dấu chân những của những ai lười biếng hay chưa có mục tiêu rõ ràng. Đây là con đường chỉ dành cho những người thực sự nghiêm túc, có ý chí kiên cường, hiểu rõ về nghề nghiệp mình theo đuổi và sử dụng tiếng Đức một cách thành thạo.
B1 không phải là tất cả, đậu phỏng vấn mới chỉ là nửa chặng đường. Quan trọng nhất là sự chuẩn bị và quyết tâm của mỗi cá nhân. Học viên cần xác định tư duy rằng: Học tiếng Đức không phải chỉ để qua kỳ thi, mà học để giao tiếp, để làm việc và để thành công tại Đức!