Nước Đức được ví như “trái tim” của châu Âu, nổi tiếng không chỉ bởi nền kinh tế mạnh mẽ mà còn bởi nền văn hóa đa dạng và phong phú. Với lịch sử lâu đời, Đức lưu giữ những phong tục tập quán độc đáo và các biểu tượng văn hóa gắn liền với bản sắc dân tộc. Khi du học nghề Đức, bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào những lễ hội sôi động, khám phá nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Cùng SHD Academy khám phá các ngày lễ của Đức mà du học sinh nên biết trong bài viết dưới đây.
>> Tham khảo:
Ở Đức, những ngày lễ được chia làm 2 loại đó là ngày lễ Quốc gia (National Public Holiday – N) và ngày lễ Địa phương (Regional Public Holiday – R). Phần lớn các ngày lễ của Đức được tổ chức ở một số khu vực hoặc tiểu bang nhất định, chỉ có 9 ngày lễ được tổ chức trên toàn quốc.
Ngày lễ | Ngày tổ chức | Loại ngày lễ |
Neujahrstag – Tết Dương Lịch | Ngày 01 tháng 01 | N |
Heilige Drei Könige – Lễ Hiển Linh | Ngày 06 tháng 01 | R |
Fasching – Lễ hội hóa trang | Ngày 04 tháng 03 | R |
Internationaler Frauentag – Quốc tế Phụ nữ | Ngày 08 tháng 03 | R |
Karfreitag – Thứ Sáu Tuần Thánh | Ngày 18 tháng 04 | N |
Ostersonntag – Lễ Phục sinh | Ngày 20 tháng 04 | R |
Ostermontag – Thứ Hai Phục sinh | Ngày 21 tháng 04 | N |
Tag der Arbeit – Quốc tế Lao động | Ngày 01 tháng 05 | N |
Tag der Befreiung – Ngày Giải phóng | Ngày 08 tháng 05 | R |
Christi Himmelfahrt – Lễ Thăng thiên | Ngày 29 tháng 05 | N |
Pfingstsonntag – Lễ Chúa Giáng | Ngày 09 tháng 06 | R |
Tag der Deutschen Einheit – Ngày Thống nhất nước Đức | Ngày 03 tháng 10 | N |
Buß- und Bettag – Ngày Sám hối | Ngày 19 tháng 11 | R |
Erster Weihnachtstag – Ngày Giáng sinh | Ngày 25 tháng 12 | N |
Zweiter Weihnachtstag – Ngày Thành Stephen | Ngày 26 tháng 12 | N |
Bảng tổng hợp các ngày lễ của Đức (Nguồn: SHD Academy tổng hợp)
Tết Dương lịch là ngày đầu tiên của năm theo lịch Gregorian và Julian hiện đại, cụ thể là ngày 1 tháng 1. Đây là ngày nghỉ lễ trên toàn quốc ở Đức, các cơ sở kinh doanh và trường học sẽ đóng cửa vào ngày này. Vào ngày Tết Dương lịch, người dân Đức thường tổ chức các bữa tiệc gia đình ấm cúng, thưởng thức các món ăn truyền thống và cùng nhau chiêm ngưỡng những màn trình diễn pháo hoa hoành tráng, rực rỡ.
Lễ Hiển Linh hay còn gọi là Ngày Ba Vua, là một trong những ngày lễ lớn của Kitô giáo. Đây là ngày kỷ niệm ba nhà thông thái từ Bethlehem đến thăm em bé Jesus vài ngày sau khi sinh và trao tặng những món quà cho Ngài. Vào ngày lễ này, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng, cửa hàng ở các bang Baden-Württemberg, Bayern và Sachsen-Anhalt của Đức đều đóng cửa. Trong ngày lễ Hiển Linh sẽ tổ chức các hoạt động như diễu hành, hóa trang Ba đạo sĩ, hát thánh ca và trao quà.
>> Tham khảo: BỎ TÚI NHỮNG MÓN ĂN ĐƯỜNG PHỐ NGON NỨC TIẾNG TẠI ĐỨC – ẨM THỰC ĐỨC
Lễ hội hóa trang – Fasching ở Đức được diễn ra 40 ngày trước lễ Phục sinh, đây là dịp để người dân diễu hành, trang điểm và hóa trang sặc sỡ, tham gia tổ chức tiệc tùng đến đêm ở khắp nơi. Mặc dù lễ hội Fasching được tổ chức ở nhiều thành phố nhưng không phải là một ngày lễ Quốc gia ở Đức.
Quốc tế Phụ nữ là một trong các ngày lễ của Đức dành riêng cho phụ nữ để tôn vinh sự cống hiến của họ trong xã hội. Ngày lễ này được tổ chức đầu tiên vào năm 2019 ở thủ đô Berlin, khuyến khích người dân tham gia các sự kiện và thảo luận để thúc đẩy bình đẳng giới, ủng hộ việc trao quyền cho nữ giới. Đến năm 2024, tiểu bang Mecklenburg-West Pomerania tổ chức ngày lễ Quốc tế Phụ nữ lần đầu tiên.
Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày lễ được tổ chức ở mọi tiểu bang của Đức, diễn ra vào thứ Sáu trước lễ Phục Sinh. Đây là ngày kỷ niệm sự kiện Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập giá và qua đời tại Canvê. Vào ngày lễ Quốc gia này, bên cạnh các nghi lễ tôn giáo trang nghiêm, người dân còn tham gia vào nhiều hoạt động phi tôn giáo khác để cầu nguyện và tưởng nhớ đến Chúa Jesus.
Danh sách các ngày lễ của Đức không thể thiếu lễ Phục Sinh, một ngày lễ Quốc gia đánh dấu sự kiện Chúa Jesus phục sinh. Lễ Phục sinh ở Đức được bắt đầu từ Thứ 6 Tuần Thánh đến Thứ Hai Phục Sinh, hầu hết các cửa hàng, cơ sở kinh doanh đều đóng cửa vào những ngày này. Tùy theo phong tục của từng địa phương, lễ hội này có thể tổ chức với nhiều hoạt động độc đáo như ca hát, nhảy múa, diễu hành thắp nến hay đua săn trứng.
>> Tham khảo: CUỘC SỐNG Ở ĐỨC NHƯ THẾ NÀO? NHỮNG THÓI QUEN TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA NGƯỜI ĐỨC.
Thứ Hai Phục Sinh là ngày lễ đánh dấu sự kết thúc của mùa lễ Phục sinh ở Đức. Ngày lễ này mang ý nghĩa đặc biệt với người dân Đức, là dịp để họ nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả, quây quần bên gia đình, tận hưởng không khí lễ hội đầy màu sắc và ý nghĩa.
Ngày Quốc Tế Lao Động đã trở thành một ngày lễ Quốc gia ở Đức chính thức từ năm 1933, nhằm kỷ niệm và tôn vinh sự đóng góp to lớn của tầng lớp công nhân cho xã hội. Tuy nhiên, ngày lễ này đã được các công nhân Đức tổ chức từ nhiều thập kỷ trước đó. Vào ngày lễ Quốc Tế Lao Động, người dân Đức sẽ tham gia diễu hành và tổ chức các hoạt động nghệ thuật, tạo nên một không khí lễ hội đầy ý nghĩa, tràn ngập niềm vui.
Tại Cộng hòa dân chủ Đức cũ, từ năm 1950 đến năm 1966, ngày 8 tháng 5 được coi là Ngày giải phóng hay còn gọi là Ngày Chiến thắng Châu Âu. Từ năm 1967, ngày lễ của Đức này chuyển sang ngày 9 tháng 5 và ngày 8 tháng 5 trở thành ngày nghỉ đi kèm.
Lễ Thăng Thiên còn được gọi là lễ Chúa Jesus Lên Trời, là một ngày lễ Kitô giáo được tổ chức sau Lễ Phục Sinh 40 ngày. Một số nhánh Kitô giáo ở Đức thường cử hành các buổi cầu nguyện và nghi lễ tôn giáo một cách trang trọng vào ngày Chủ Nhật kế tiếp.
Ngoài ra, ở một số tiểu bang của Đức, ngày 29/5 cũng được xem là ngày của cha. Trong ngày này, những ông bố sẽ nhận được các món quà ý nghĩa và cùng gia đình đi dã ngoại rất vui vẻ. Lưu ý, ngày của Cha tại Đức không cố định mà thay đổi theo từng năm, sẽ rơi vào ngày Lễ Thăng Thiên.
>> Tham khảo: SỰ THẬT VỀ TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI ĐỨC !!!
Pfingstmontag hay còn gọi là Lễ Chúa Thánh Thần Giáng Thế, được tổ chức vào ngày thứ 50 sau Lễ Phục Sinh và cũng là ngày cuối cùng của mùa lễ này. Vào ngày lễ này, người dân Đức thường tham gia vào nhiều hoạt động, từ các buổi diễu hành, hội chợ đến các buổi lễ trang nghiêm tại nhà thờ. Ba biểu tượng đặc trưng và ý nghĩa của lễ Pfingstmontag là hoa mẫu đơn, chim bồ câu và ngọn lửa đang cháy trên đầu của các con chiên.
Một trong các ngày lễ của Đức quan trọng trong năm đó là ngày kỷ niệm sự thống nhất nước Đức vào ngày 03/10/1990, sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Ngày lễ Quốc gia này được tổ chức với một lễ hội lớn quanh Cổng Brandenburg, biểu tượng của sự đoàn kết và hòa bình của nước Đức. Khi đến Đức du học nghề, du học sinh đừng quên bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ ăn mừng vào ngày 03/10 với nhiều hoạt động vơi chơi như cưỡi ngựa, biểu diễn ca nhạc, bắn pháo hoa, trò chơi súc sắc,…
Ngày Cầu Nguyện và Sám Hối được cử hành vào thứ Tư cuối cùng trước tháng 11. Từ năm 1990 đến năm 1994, đây là một trong các ngày lễ của Đức diễn ra trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay ngày lễ này chỉ còn được tổ chức tại bang Sachsen của nước Đức. Trong ngày lễ này, các tín đồ Thiên Chúa giáo thường tham gia vào các buổi lễ tôn giáo, cầu nguyện, tự kiểm điểm và sám hối nhằm tìm lại con đường đến với Chúa.
Cũng như những nước khác, Giáng Sinh (Noel) là một ngày lễ lớn ở Đức để kỷ niệm Chúa Jesus ra đời. Ngày lễ Giáng Sinh chính thức là vào ngày 25/12 nhưng thường được cử hành từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải vào nửa đêm.
Sau buổi thánh lễ vào chiều tối ngày 24/12, người dân Đức thường dành thời gian trang trí cây thông Noel và chuẩn bị các món ăn đặc biệt. Sáng ngày 25/12, cả gia đình cùng đi nhà thờ dự thánh lễ và đến chiều tối thì cùng nhau trao quà và tổ chức bữa tiệc ấm cúng, vui vẻ.
>> Tham khảo: Bí quyết vượt qua mùa đông tại Đức cho du học sinh
Theo thông lệ của người Đức, ngày lễ Thánh Stephen được tổ chức vào ngày 26/12 hằng năm để kỷ niệm Thánh Stephen – vị tử đạo Kitô giáo đầu tiên bị kết án về tội báng bổ chống lại Thiên Chúa Giáo và Moses. Vào ngày này, các buổi lễ tôn giáo được tổ chức để tưởng nhớ Thánh Stephen, đồng thời cũng là thời điểm thích hợp để mọi người nghỉ ngơi và thư giãn sau lễ Giáng Sinh.
Một số hoạt động đặc sắc được diễn ra trong các ngày lễ ở Đức có thể kể đến như:
Ngoài các ngày lễ ở Đức nêu trên, mỗi bang tại CHLB Đức còn có những ngày nghỉ khác biệt. Nếu có cơ hội du học nghề Đức, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia và khám phá những nét đẹp văn hoá thú vị để có những kỉ niệm đáng nhớ trong hành trình chinh phục ước mơ của mình.