Hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp
(+84) 336 760 276
info@shdacademy.vn
SHD Academy > Tin tức > Văn hoá & Cuộc sống tại Đức > Cờ nước Đức: Giải mã màu sắc, ý nghĩa và lịch sử hình thành
lá cờ nước Đức

Cờ nước Đức: Giải mã màu sắc, ý nghĩa và lịch sử hình thành

  • Tos
  • Văn hoá & Cuộc sống tại Đức
  • Không có bình luận

Quốc kỳ không chỉ là biểu tượng của một quốc gia mà còn phản ánh bản sắc văn hóa, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Lá cờ Đức là sự kết hợp giữa ba gam màu đặc trưng tạo nên dấu ấn riêng đồng thời phản ánh những thăng trầm trong lịch sử đất nước. Nếu bạn muốn khám phá sâu hơn về văn hóa Đức, hãy cùng SHD Academy tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và những câu chuyện thú vị ẩn sau lá cờ tam tài này ngay trong bài viết sau đây!

>> Tham khảo:

Tìm hiểu chung của về lá cờ Đức

Quốc kỳ Đức là gì?

Quốc kỳ Đức có hình chữ nhật, kích thước theo tỷ lệ 3:5 tương ứng với chiều cao và chiều rộng. Lá cờ Đức gồm ba dải màu ngang, có phần diện tích bằng nhau và được xếp từ trên xuống theo thứ tự đen – đỏ – vàng. Vì có 3 màu sắc đặc trưng nên quốc kỳ Đức còn được gọi là “cờ tam tài”. Thiết kế này đã được chính thức công nhận từ những năm 1919, dưới thời Cộng hòa Weimar và vẫn được duy trì  đến ngày nay.

Ý nghĩa của cờ nước Đức 

Lá cờ Đức với ba màu đen – đỏ – vàng, trải thành ba dải sọc ngang đã trải qua nhiều sự thay đổi theo lịch sử phát triển của quốc gia này. Theo các tài liệu, cờ tam tài xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19 và trở nên nổi bật trong những cuộc cách mạng năm 1848 tại Liên bang Đức. Trước đó, ở thời kỳ Trung Cổ, ba màu trên lá cờ Đức mang hàm ý biểu trưng cho hành trình giành lại tự do thoát khỏi bóng tối (đen) của kiếp nô lệ nhờ những trận chiến đẫm máu (đỏ) để hướng về ánh sáng hoàng kim (vàng) của tự do. 

Từ thời kỳ Cộng hòa Weimar đến nay, ý nghĩa của ba màu quốc kỳ Đức đã thay đổi, mang một biểu tượng đất nước mới thống nhất, tự do và dân chủ. Theo đó, màu đen tượng trưng cho sự đoàn kết, màu đỏ thể hiện lòng yêu nước và màu vàng cho sự thịnh vượng. Tuy mỗi màu sắc đều chứa đựng những ý nghĩa riêng biệt, nhưng khi kết hợp với nhau lại truyền tải thông điệp sâu sắc “Không chỉ đại diện cho tính thống nhất đất nước mà còn là sự tự do cá nhân của nhân dân Đức”. 

>> Tham khảo: Chương trình du học nghề Đức miễn phí, lương cao

Màu sắc và lịch sử hình thành của lá cờ Đức qua các thời kỳ

Trước khi trở thành quốc kỳ chính thức, lá cờ Đức đã thay đổi nhiều phiên bản khác nhau qua các giai đoạn lịch sử quan trọng, phản ánh những biến động sâu sắc về chính trị, xã hội và văn hóa của quốc gia này.

cờ Đức theo từng thời kỳ
Lá cờ Đức đã trải qua nhiều lần thay đổi (Nguồn: Sưu tầm)

Ở mỗi chế độ, mỗi thời kỳ, quốc kỳ Đức lại gắn với một ý nghĩa lịch sử khác nhau. Dưới đây là lịch sử hình thành lá cờ Đức qua các thời kỳ lịch sử của đất nước này.

Thời kỳ Trung cổ

Ở thời kỳ Trung cổ, nước Đức đang trong giai đoạn lịch sử đầy biến động gắn liền với khát vọng tự do mãnh liệt của người dân. Trong thời kỳ này, cờ hiệu của Hoàng đế La Mã được thiết kế với biểu tượng đại bàng đen đặt ở trung tâm. Màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu có, màu đen thể hiện quyền lực và sự thống trị của đế chế. Đến đầu thế kỷ XIV, lá cờ được bổ sung sắc đỏ trên mỏ và vuốt của đại bàng, tạo nên một hình ảnh uy nghi hơn.

Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XV, quốc kỳ tiếp tục được thay đổi với biểu tượng đại bàng hai đầu, tượng trưng cho quyền lực mở rộng của đế chế. Chính từ giai đoạn này, ba màu đen – đỏ – vàng được cho là đã hình thành, trở thành cảm hứng cho quốc kỳ Đức hiện đại.

>> Tham khảo: Gợi ý các ngành dễ xin việc ở Đức 2025

cờ Đức thời kỳ Trung cổ
Lá cờ Đức ở thời kỳ Trung Cổ (Nguồn: Sưu tầm)

Thời kỳ Napoleon

Năm 1806, khi Đế quốc La Mã sụp đổ đã mở ra thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc chống lại Napoleon. Khi đó, lực lượng chính của Đức là Quân đoàn Tự do Lützow, trong đó phần lớn sinh viên từ các trường đại học và học viện trên khắp nước Đức.

Vì quân số chưa đủ lớn và chưa được huấn luyện chuyên nghiệp, họ không sử dụng một lá cờ cố định mà thay vào đó chọn đồng phục đen, cổ áo khuy đỏ và khuy vàng để thể hiện sự đồng nhất trong hàng ngũ. Ba màu sắc này mang ý nghĩa sâu sắc: màu đen tượng trưng cho sự trói buộc, màu đỏ đại diện cho những cuộc chiến đẫm máu và màu vàng biểu trưng cho ánh sáng tự do. 

cờ Đức thời kỳ Napoleon
Hình ảnh lá cờ Đức thời chiến tranh chống lại Napoleon (Nguồn: Sưu tầm)

Thời kỳ cộng hòa Đức (Cộng hòa Weimar)

Sau thất bại ở chiến tranh Thế giới thứ nhất, hiến pháp của Cộng hòa Weimar (Cộng hòa Đức) được thành lập vào ngày 14/8/1919 và đã khôi phục lại quốc kỳ là lá cờ ba màu đen – đỏ – vàng. 

>> Tham khảo: Du học Đức sau khi tốt nghiệp đại học và điều cần biết

cờ Đức thời kỳ cộng hòa
Quốc kỳ Đức giai đoạn cộng hòa Weimar (Nguồn: Sưu tầm)

Thời kỳ Đức quốc xã

Ngày 30/01/1933, chế độ Đức quốc xã được thành lập tại Đức và nắm quyền bởi Hitler. Dưới sự cai trị của Adolf Hitler, Đức quốc xã đã thực hiện nhiều nhiều tội ác tàn bạo, đồng thời loại bỏ lá cờ đen – đỏ – vàng và thay thế bằng 2 quốc kỳ hợp pháp là cờ đen – trắng – đỏ và Đảng kỳ chữ thập của đảng Quốc xã. Hai lá cờ Đức này được gọi là cờ phát xít và thường xuất hiện trong những buổi diễn thuyết của Hitler. 

Sau khi Adolf Hitler được thăng làm nguyên thủ, ông đã lựa chọn lá cờ Đức mới có nền đỏ, vòng tròn trắng ở trung tâm và chữ vạn màu đen. Chữ vạn vốn là một biểu tượng cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng dưới thời Đức Quốc Xã, nó được sử dụng để đại diện cho chủ nghĩa Aryan và tư tưởng về chủng tộc thượng đẳng.

>> Tham khảo: CÓ NÊN DU HỌC CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI CHLB ĐỨC?

cờ Đức thời kỳ quốc xã
Hình ảnh lá cờ Đức thời kỳ quốc xã (Nguồn: Sưu tầm)

Thời kỳ phân chia Đông Đức và Tây Đức

Sau Thế chiến thứ II và sự sụp đổ của chế độ Đức Quốc Xã, nước Đức bị chia cắt thành Tây Đức (Cộng hòa Liên bang Đức) và Đông Đức (Cộng hòa Dân chủ Đức), mỗi bên nằm dưới sự kiểm soát của các nước Đồng minh.

Khi đó ở Tây Đức, quốc kỳ ba màu đen – đỏ – vàng được khôi phục và sử dụng chính thức từ năm 1949 đến 1989. Trong khi đó, Đông Đức nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô cũng sử dụng cờ tam tài đen – đỏ – vàng trong thời gian đầu từ năm 1949 đến 1959. Tuy nhiên, vào năm 1959, chính phủ Đông Đức đã quyết định sửa đổi quốc kỳ bằng cách thêm quốc huy lên nền cờ. Biểu tượng này bao gồm búa và liềm, được bao quanh bởi lúa mạch, tượng trưng cho giai cấp công nhân, trí thức và nông dân.

>> Tham khảo: TOP 9 trường đào tạo nghề miễn phí, uy tín ở Đức 2025

cờ Đức thời kỳ phân chia Đông Đức và Tây Đức
Lá cờ Đức giai đoạn bị chia cắt hai miền Đông – Tây (Nguồn: Sưu tầm)

Thời kỳ thống nhất đến nay

Sau nhiều thập kỷ bị chia cắt, nước Đức chính thức thống nhất vào năm 1990, sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989. Chính phủ Đức đã quyết định sử dụng lá cờ tam tài đen – đỏ – vàng với ba dải ngang bằng nhau làm quốc kỳ chính thức. Cho đến nay, vẫn là biểu tượng thiêng liêng của nước Đức, đại diện cho tinh thần đoàn kết, thống nhất và tự do của dân tộc sau những biến động lịch sử.

>> Tham khảo: Danh sách các ngày lễ của Đức mà du học sinh nên biết

là cờ Đức hiện nay
Hình ảnh quốc kỳ chính thức của Cộng hòa Liên bang Đức (Nguồn: Sưu tầm)

Những điều thú vị về lá cờ Đức

Ba màu đen – đỏ – vàng trên lá cờ Đức đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của đất nước này. Không chỉ vậy, lá cờ Đức còn có nhiều điều thú vị khác như:

  • Vào thế kỷ 19, lá cờ Đức được xem là một biểu tượng của phong trào chống lại Trật tự bảo thủ ở Châu Âu.
  • Màu sắc của quốc kỳ Đức ngày nay được cho là lấy cảm hứng từ cờ hiệu của Đế chế La Mã thời kỳ Trung cổ.
  • Ngoài phiên bản quốc kỳ với ba sọc ngang quen thuộc, vào những năm 1996, nhiều tòa nhà chính phủ ở Đức còn sử dụng cờ dọc cho mục đích dân sự và hành chính.
  • Lá cờ Đức là biểu tượng của sự thống nhất, độc lập và dân chủ của đất nước.
  • Quốc kỳ Đức và Bỉ có sự tương đồng về màu sắc đen – đỏ – vàng do đó dễ gây nhầm lẫn. Bạn có thể phân biệt hai lá cờ này dựa vào cách sắp xếp các sọc màu. Lá cờ Đức sẽ có ba sọc ngang màu đen – đỏ – vàng, trong khi đó lá cờ của Bỉ có ba sọc dọc màu đen – vàng – đỏ.

>> Tham khảo: Thu nhập của người Việt tại Đức có cao không?

Một số câu hỏi thường gặp về lá cờ Đức

Tại sao cờ Bỉ và cờ Đức lại giống nhau?

Thực tế lá cờ Đức và cờ Bỉ có sự giống nhau về màu sắc, đều sử dụng ba màu đen, đỏ và vàng để thể hiện cho sự tự do đất nước và đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, lá cờ của hai quốc gia này lại khác nhau về cách sắp xếp các dải màu. 

Lá cờ Đức gồm ba dải ngang và được xếp từ trên xuống theo thứ tự đen – đỏ – vàng. Trong khi đó, lá cờ Bỉ là 3 cột màu đen – vàng – đỏ, được bố trí theo chiều dọc từ phải sang trái. 

Mặc dù cả hai quốc gia đều chọn ba màu này trong bối cảnh các cuộc cách mạng và phong trào đấu tranh giành độc lập, nhưng giữa chúng không có sự liên kết trực tiếp về lịch sử hay nguồn gốc.

Cờ Đức Quốc Xã là gì?

Lá cờ Đức Quốc Xã là biểu tượng của chế độ phát xít Đức dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler trong giai đoạn từ năm 1933 – 1945. Lá cờ này có nền màu đỏ với một biểu tượng chữ vạn (Swastika) của người Aryan (chủng tộc mà Adolf Hitler cho là thượng đẳng và có quyền lực tối cao) màu đen ở trung tâm, nằm trong một vòng trắng. 

Dưới thời Đức Quốc Xã, lá cờ này đại diện cho tư tưởng chủng tộc thượng đẳng Aryan – hệ tư tưởng mà Hitler sử dụng để biện minh cho các chính sách phân biệt chủng tộc và bành trướng lãnh thổ. Ngày nay, lá cờ này bị coi là một trong những biểu tượng tàn bạo nhất lịch sử, gắn liền với chiến tranh, tội ác diệt chủng và sự thống trị độc tài.

>> Tham khảo: 

Có thể thấy, lá cờ Đức đã trải qua nhiều biến động trong lịch sử và ngày nay trở thành biểu tượng của sự tự do, đoàn kết và độc lập dân tộc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về quốc kỳ Đức cũng như văn hóa của đất nước này. Nếu bạn quan tâm đến chương trình du học nghề Đức và cần tư vấn chi tiết về lộ trình du học nghề Đức thì đừng ngần ngại liên hệ ngay SHD Academy qua hotline 0336 760 276 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

Để lại một bình luận