Trong năm 2025, chính phủ Đức tiếp tục điều chỉnh nhiều chính sách quan trọng liên quan đến lao động, học tập và sinh hoạt. Những thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng du học sinh tại Đức, đặc biệt là các bạn trẻ đang có ý định theo đuổi chương trình du học nghề Đức.
Vậy bạn cần chuẩn bị gì? Thay đổi nào là cơ hội – và đâu là thách thức? SHD Academy sẽ phân tích chi tiết thông tin du học sinh Đức cần biết qua bài viết sau.
Từ ngày 1/1/2025, mức lương tối thiểu tại Đức sẽ tăng từ 12,41 EUR/giờ lên 12,82 EUR/giờ. Mức tăng này được đưa ra bởi Ủy ban Tiền lương Tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động và thích ứng với chi phí sinh hoạt tăng.
Đối với du học sinh theo diện học nghề (Ausbildung), việc tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với mức trợ cấp hàng tháng từ doanh nghiệp cũng tăng theo.
Lao động bán thời gian (mini-job) cũng được trả cao hơn, giúp học viên tự chủ hơn về tài chính. Đây là tín hiệu tích cực, khẳng định nỗ lực hỗ trợ du học sinh và người lao động từ chính phủ Đức.
Du học sinh ở Đức thường làm việc bán thời gian để trang trải một phần chi phí sinh hoạt. Đây là loại hình việc làm mà bạn có thể kiếm được một số tiền cụ thể mà không phải đóng toàn bộ tiền an sinh xã hội.
Bắt đầu từ năm 2025, giới hạn thu nhập từ công việc bán thời gian tăng lên từ 538 thành 556 EUR/tháng. Đây là cơ hội lớn cho sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập mà vẫn tuân thủ luật pháp Đức.
>> Tham khảo: Quy định chung về giờ làm việc ở Đức mà bạn nên biết
Làm việc bán thời gian để trang trải một phần chi phí sinh hoạt
Du học sinh Đức được phép làm việc tối đa 20 giờ/tuần trong kỳ học (và toàn thời gian trong kỳ nghỉ). Nhờ đó, du học sinh sẽ tăng khả năng tự chi trả tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại. Đồng thời tích góp được khoản tiết kiệm để phụ giúp tài chính cho gia đình tại Việt Nam.
Ngoài ra, các công việc làm thêm sẽ giúp các bạn học viên mở rộng cơ hội giao tiếp, hòa nhập và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Các thay đổi đáng chú ý khác trong năm 2025:
Đức tăng trợ cấp gia cảnh cho các sinh viên có điều kiện tài chính còn hạn chế
Những hỗ trợ này đặc biệt hữu ích với các bạn đến từ vùng nông thôn, gia đình có điều kiện tài chính còn hạn chế. Từ đó tạo cơ hội cho các bạn được tiếp cận với nền giáo dục và nền kinh tế hàng đầu châu Âu.
Từ ngày 1/9/2024, mức yêu cầu tài khoản phong toả để xin visa du học tăng lên 11.904 EUR/năm, tương đương 992 EUR/tháng – thay vì 11.208 EUR (934 EUR/tháng) như trước.
Đây là khoản tiền bắt buộc phải chứng minh để xin visa du học tại Đức. Việc tăng mức phong tỏa có thể khiến nhiều bạn cảm thấy áp lực tài chính ban đầu.
Thấu hiểu được điều đó, tiêu chí hàng đầu của SHD Academy khi tìm chọn doanh nghiệp đối tác cho học viên đó là mức lương học nghề phải trên mức phí sinh hoạt tối thiểu tại Đức, để các em đủ để trang trải khi sinh sống và học tập. Nhờ đó, học viên SHD không cần mở tài khoản phong toả hay chứng minh tài chính khi tham gia chương trình.
Học viên SHD được hỗ trợ làm hồ sơ đúng chuẩn, ký kết với doanh nghiệp uy tín ngay từ Việt Nam – giúp đơn giản hóa thủ tục visa và đảm bảo tài chính ngay từ đầu.
Từ đầu năm 2025, vé tàu D-Ticket (vé phương tiện công cộng toàn quốc dành cho sinh viên) sẽ tăng giá từ 49 EUR lên 58 EUR/tháng. Dù mức tăng không quá lớn, nhưng lại ảnh hưởng đến ngân sách hàng tháng của du học sinh.
Tàu là phương tiện di chuyển phổ biến tại Đức
Phần lớn đối tác doanh nghiệp tại Đức mà SHD hợp tác đã có chính sách hỗ trợ chi phí đi lại hoặc chi trả toàn bộ D-Ticket cho học viên. Du học sinh không chỉ được hỗ trợ nơi ở, ăn uống mà còn được giảm gánh nặng chi phí di chuyển – điều mà ít trung tâm du học nào tại Việt Nam có thể đảm bảo.
Thị trường du học nghề Đức năm 2025 tiếp tục hấp dẫn với các chính sách ngày càng ưu ái cho sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội và tránh các thủ tục rắc rối, bạn cần được cập nhật những thông tin du học sinh Đức cần biết qua một đơn vị đồng hành uy tín như SHD Academy.
Với hơn 7 năm kinh nghiệm và thành công giúp hàng trăm học viên thành công đặt chân đến Đức, SHD sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục giấc mơ từ những ngày đầu tại Việt Nam cho đến khi ổn định sự nghiệp tại Đức.