Hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp
(+84) 336 760 276
info@shdacademy.vn
SHD Academy > Tin tức > Tin du học nghề Đức > Quy định chung về giờ làm việc ở Đức mà bạn nên biết

Quy định chung về giờ làm việc ở Đức mà bạn nên biết

  • Tos
  • Tin du học nghề Đức
  • Không có bình luận

Giờ làm việc ở Đức được quy định chi tiết, rõ ràng trong Bộ Luật Lao động với nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định du học nghề hoặc làm việc tại Đức, việc hiểu rõ các quy định về thời gian làm việc, văn hóa lao động và quyền lợi của người lao động là vô cùng quan trọng. Hãy cùng SHD Academy tìm hiểu quy định về thời gian làm việc tại Đức để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và làm việc của bạn qua bài viết sau đây!

>> Tham khảo thêm:

Vì sao giờ làm việc ở Đức ngắn nhất Châu Âu?

Theo quy định của Luật Lao động Đức, người lao động sẽ làm việc tối đa 8 giờ mỗi ngày, có nghĩa là họ không được làm việc quá 48 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên, thực tế thời gian làm việc của lao động ở Đức có thể thấp hơn con số này. Theo số liệu thống kê của Eurostat, thời gian làm việc trung bình của lao động tại Đức là 34,8 giờ mỗi tuần, thấp hơn so với mức trung bình của châu Âu là 37 giờ mỗi tuần. 

Có thể thấy, Đức là quốc gia có giờ làm việc ngắn nhất châu Âu. Điều này cho thấy sự nỗ lực của Chính phủ Đức trong việc tạo điều kiện để người lao động cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Ngoài ra, Chính phủ Đức còn có các quy định về bảo vệ lao động và chế độ nghỉ phép linh hoạt, giúp người lao động có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Điều này góp phần tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thu hút lượng lớn nguồn nhân lực quốc tế đến làm việc.

>> Tham khảo:

Quy định về giờ làm việc ở đức
Giờ làm việc ở Đức ngắn nhất Châu Âu, thời gian làm việc trung bình của lao động tại Đức là 34,8 giờ mỗi tuần (Nguồn: SHD Academy)

Quy định về giờ làm việc ở Đức 

Bộ Luật Lao động của Chính phủ Đức đã quy định rõ ràng về giờ làm việc với từng loại hình làm việc như sau:

Giờ làm việc của trẻ em 

Ở Đức rất nâng cao vấn đề tự lập cho con cái, vì vậy trẻ em cũng được khuyến khích tham gia làm việc phù hợp để tích lũy thêm kinh nghiệm sống và kỹ năng thực tế. Tuy nhiên, nhằm ngăn chặn tình trạng bóc lột sức lao động, chính phủ Đức đã ban hành các quy định cụ thể về thời gian làm việc dành cho trẻ em:

  • Trẻ dưới 15 tuổi không được phép làm việc.
  • Trẻ từ 15 – 18 tuổi được phép đi làm thêm các công việc nhẹ nhàng vào các kỳ nghỉ như nghỉ hè, nhưng phải có sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ.
  • Trẻ em không được phép làm việc vào ban đêm hoặc trong các ngày lễ.
  • Chỉ được phép làm việc tối đa 8 giờ/ngày và không quá 40 giờ/tuần.

Giờ làm việc toàn thời gian

Theo tiêu chuẩn và quy định của hầu hết các công ty tại Đức, giờ làm việc toàn thời gian (full time) thường 48 giờ/tuần, trung bình là 8 giờ/ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Tuy nhiên, giờ làm việc toàn thời gian của một nhân viên ở Đức có thể thay đổi tùy theo ngành nghề và thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Một số công ty có thể áp dụng một tuần làm việc dài hơn, nhưng phải trả cho nhân viên mức lương cao hơn hoặc thêm kỳ nghỉ hằng năm.

Giờ làm việc bán thời gian

Giờ làm việc ở Đức với hình thức làm bán thời gian (part time) được xác định khi thời gian làm việc mỗi tuần là dưới 48 giờ. Giờ làm việc có thể được sắp xếp linh hoạt theo nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động. Đặc biệt, người lao động làm việc bán thời gian ở Đức vẫn được hưởng quyền lợi cơ bản như làm việc full time, bao gồm nghỉ ốm, nghỉ phép năm và được đóng bảo hiểm xã hội.  

Giờ làm thêm 

Hình thức làm thêm thường được nhiều du học sinh tại Đức lựa chọn, vì họ vừa có thể trải nghiệm công việc phong phú hơn, vừa có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, giờ làm thêm ở Đức cũng được quy định nghiêm ngặt, chỉ cho phép du học sinh làm việc tối đa 60 giờ/tuần, trung bình không quá 48 giờ trong vòng 6 tháng.

>> Tham khảo:

Luật về giờ làm việc ở đức
Giờ làm thêm ở Đức chỉ tối đa 60 giờ/tuần, trung bình không quá 48 giờ trong 6 tháng (Nguồn: Sưu tầm)

Quy định về giờ nghỉ giải lao ở Đức

Để đảm bảo sức khỏe và năng suất làm việc của người lao động, Luật Lao Động Đức đã có quy định giờ nghỉ giải lao như sau:

  • Nghỉ ngắn giữa giờ: Sau khi làm việc từ 4 – 6 giờ, người lao động sẽ được nghỉ khoảng 15 – 30 phút để ăn nhẹ, uống cà phê và thư giãn.
  • Nghỉ trưa: Thời gian nghỉ trưa thường kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ, đủ thời gian cho người lao động ăn uống và nạp năng lượng cho cơ thể.
  • Nghỉ giữa ca: Đối với các công việc có ca kéo dài, người lao động có thêm khoảng thời gian nghỉ giữa ca để thư giãn, đảm bảo hiệu suất công việc cao.

Quy định về nghỉ lễ, nghỉ ốm và nghỉ thai sản ở Đức 

Ngoài quy định giờ làm việc, giờ nghỉ giải lao, Luật Lao Động Đức còn quy định cụ thể về thời gian nghỉ lễ, nghỉ ốm và nghỉ thai sản cho người lao động. Cụ thể như sau:

Thời gian nghỉ ngơi của người lao động

Người lao động tại Đức có quyền được nghỉ ngơi ít nhất 11 giờ liên tục sau mỗi ca làm việc. Ngoài ra, họ thường được nghỉ trọn vẹn vào thứ Bảy và Chủ Nhật, hoặc vào các ngày lễ chính thức.

Trong trường hợp phải làm việc vào những ngày nghỉ này, người lao động sẽ được bố trí nghỉ bù trong vòng 8 tuần kể từ ngày làm việc đó.

Thời gian nghỉ đau ốm

Tại Đức, người lao động được hưởng chế độ nghỉ ốm với quyền lợi rõ ràng và minh bạch:

  • Thông báo khi ốm: Khi bị ốm, người lao động cần thông báo ngay cho người quản lý trực tiếp hoặc bộ phận nhân sự. Nếu thời gian nghỉ ốm kéo dài hơn 3 ngày, bạn phải cung cấp giấy chứng nhận y tế từ bác sĩ để xác nhận.
  • Thanh toán lương trong 6 tuần đầu: Nếu bạn đã làm việc tại công ty ít nhất 4 tuần, trong 6 tuần đầu tiên nghỉ ốm, bạn sẽ được nhận 100% mức lương như bình thường.
  • Trợ cấp ốm đau sau 6 tuần: Nếu tình trạng ốm đau kéo dài hơn 6 tuần, bạn có thể nhận trợ cấp ốm đau (Krankengeld) từ bảo hiểm y tế công (gesetzliche Krankenversicherung). Mức trợ cấp này thường là khoảng 70% lương trước thuế, hoặc tối đa 90% lương sau thuế, tùy theo mức nào thấp hơn. 
  • Thời gian nhận trợ cấp: Trợ cấp ốm đau có thể được nhận tối đa 78 tuần trong vòng 3 năm cho cùng một bệnh lý.

Lưu ý rằng để tiếp tục nhận trợ cấp sau 6 tuần, bạn cần cung cấp đầy đủ giấy tờ và thông tin theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm y tế ở Đức.

>> Tham khảo: Thông tin mới nhất về hợp đồng du học nghề Đức từ A-Z

Thông tin về giờ làm việc ở đức
Người lao động nghỉ ốm sẽ được hưởng 100% lương trong tối đa 6 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian nghỉ thai sản

Người lao động là phụ nữ mang thai được bảo vệ đặc biệt, sẽ được nghỉ trước và sau khi sinh con, đồng thời có sự hỗ trợ tài chính. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé. Tổng thời gian nghỉ thai sản là 14 tuần, trong đó có 6 tuần trước ngày sinh và 8 tuần sau khi sinh. Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động vẫn được hưởng đủ 100% lương và nhận được trợ cấp thai sản từ Chính phủ Đức. 

Nếu bố mẹ muốn nghỉ thêm để chăm sóc trẻ sơ sinh thì có thể nghỉ tối đa 3 năm. Lúc này, họ sẽ được hưởng 67% mức lương và do trợ cấp lao động của chính phủ chi trả.

>> Tham khảo:

So sánh văn hóa làm việc ở Việt Nam và Đức

Khi làm việc tại Đức, các bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt so với Việt Nam. Chẳng hạn như:

  • Sự khác biệt về giờ làm việc: Tại Đức, thời gian làm việc trung bình mỗi tuần thường ngắn hơn so với Việt Nam. Người lao động được chú trọng đến thời gian nghỉ ngơi, với các ngày nghỉ cuối tuần và kỳ nghỉ lễ được quy định rõ ràng và thực hiện nghiêm túc theo Luật Lao động. Ngược lại, ở Việt Nam, thời gian làm việc có xu hướng kéo dài hơn, nhiều người phải làm thêm giờ để hoàn thành công việc. Một số ngành nghề còn yêu cầu làm việc vào buổi tối hoặc ngày nghỉ cuối tuần.
  • Sự khác biệt về chế độ làm việc: Đức có hệ thống pháp luật chặt chẽ trong việc giám sát và thực hiện các chế độ làm việc như giờ giấc, nghỉ lễ, nghỉ ốm, nghỉ thai sản… Các quy định này được áp dụng nghiêm ngặt và có sự kiểm tra thường xuyên. Trong khi đó, dù Việt Nam cũng có quy định về quyền lợi người lao động, nhưng trên thực tế, việc thực thi và giám sát tuân thủ vẫn còn nhiều hạn chế do đặc thù của từng ngành nghề.

>> Tham khảo thêm:

Sự hợp lý trong giờ làm việc ở Đức không chỉ giúp bạn duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống mà còn đảm bảo hiệu quả và sức khỏe lâu dài. Việc nắm rõ các quy định về giờ làm việc sẽ giúp bạn tránh được những sai sót pháp lý không mong muốn và bảo vệ quyền lợi của mình khi học tập, làm việc tại Đức. SHD Academy là người bạn đồng hành tin cậy, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn chuẩn bị tốt nhất cho hành trình du học nghề Đức. Đừng ngần ngại liên hệ hotline 0336 760 276 để nhận tư vấn chi tiết và nhanh chóng!

Trả lời