Hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp
(+84) 336 760 276
info@shdacademy.vn
SHD Academy > Tin tức > Tin du học nghề Đức > Định cư Đức có dễ không? Điều kiện và các diện định cư phổ biến
Định cư Đức có dễ không?

Định cư Đức có dễ không? Điều kiện và các diện định cư phổ biến

  • Tos
  • Tin du học nghề Đức
  • Không có bình luận

Đức là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn định cư lâu dài nhờ chính sách đãi ngộ hấp dẫn, hệ thống an sinh xã hội tốt và chất lượng cuộc sống cao. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Chính phủ Đức đã có nhiều điều chỉnh nhằm nới lỏng điều kiện nhập cư, tạo cơ hội lớn hơn cho du học sinh và lao động quốc tế. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ Việt Nam vẫn băn khoăn về chính sách định cư Đức. Hãy cùng SHD Academy tìm hiểu về luật định cư mới nhất, các điều kiện và diện định cư phổ biến để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

>> Tham khảo:

Du học nghề Đức có được định cư không? 

Đối với câu hỏi “Du học nghề Đức có được định cư không?”, câu trả lời là “CÓ”. Sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề, du học sinh có thể ở lại Đức làm việc ít nhất 2 năm. Nếu tuân thủ đầy đủ các quy định về visa, cung cấp giấy tờ hợp lệ và đáp ứng các điều kiện cần thiết, cơ hội định cư  Đức lâu dài là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, để được định cư tại Đức, du học sinh cần đáp ứng một số yếu tố quan trọng sau:

  • Ngôn ngữ: Tiếng Đức là ngôn ngữ chính tại nước này, vì thế đòi hỏi du học sinh phải hiểu và thông thạo ngoại ngữ này để dễ dàng giao tiếp trong công việc và cuộc sống hàng ngày. 
  • Tài chính: Để có thể định cư ở Đức, bắt buộc du học sinh phải chứng minh tài chính đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, bao gồm nhà ở, điện nước, thực phẩm, đi lại…

Hiện nay, Đức đang thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn và khả năng định cư lâu dài cho du học sinh Việt Nam. Một số ngành nghề có nhu cầu cao bao gồm: điều dưỡng, đầu bếp, ô tô, xây dựng, cơ khí/ điện tử…. Để biết thêm về các ngành nghề tại Đức, mời bạn có thể ghé trang ngành nghề của SHD Academy để cập nhật thông tin mới nhất!

>> Tham khảo: 

Cơ hội định cư Đức
Du học nghề Đức có thể được định cư ở Đức sau 5 năm học tập và làm việc (Nguồn: SHD Academy)

Tìm hiểu về chính sách về luật định cư mới của Đức

Dưới đây là luật định cư Đức mới nhất cho người nước ngoài mà bạn cần lưu ý:

  • Có giấy phép lưu trú tại thời điểm nộp hồ sơ và thời gian cư trú hợp pháp tối thiểu 5 năm tại Đức. Ngoài ra, chính phủ Đức cho phép rút ngắn thời gian cư trú xuống còn 3 năm trong trường hợp có đóng góp đặc biệt cho quá trình hội nhập, bao gồm: đạt thành tích cao trong học tập, nghề nghiệp, tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng hoặc đạt trình độ ngôn ngữ tiếng Đức ở mức C1 theo Khung tham chiếu Ngôn ngữ chung Châu Âu.
  • Đảm bảo cuộc sống ổn định cho bản thân và gia đình.
  • Đủ điều kiện nhà ở theo đúng quy định của luật nhập cư vào Đức (diện tích 12m2/người).
  • Đóng tối thiểu 60 tháng vào quỹ bảo hiểm lương hưu (theo diện bắt buộc hoặc tự nguyện) và phải chứng minh rằng mình đã tham gia vào quỹ bảo hiểm tương ứng. Thời gian nghỉ do sinh con, đau ốm trong thời gian làm việc tại Đức sẽ được xem xét.
  • Không vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự trong thời gian sinh sống tại Đức và phải thừa nhận pháp luật CHLB Đức.
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho công việc tại Đức như bằng cấp, giấy phép hành nghề,…
  • Đáp ứng trình độ tiếng Đức đủ để giao tiếp, theo luật nhập cư mới của Đức tối thiểu phải là chứng chỉ B1 và vượt qua bài kiểm tra trắc nghiệm. 
  • Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến thần kinh.

>> Tham khảo: Điều kiện du học nghề Đức bao gồm những gì?

Chính sách định cư Đức
Trình độ tiếng Đức B1 trở lên là điều kiện cần có để xin định cư ở Đức (Nguồn: SHD Academy)

Các diện định cư Đức phổ biến

Hiện nay, có 4 diện định cư Đức phổ biến dành cho người nước ngoài, bao gồm:

1. Định cư Đức theo diện tay nghề

Đây là diện định cư Đức phổ biến nhất dành cho những lao động nước ngoài có trình độ tay nghề cao. Để được định cư theo diện tay nghề, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu sau: 

  • Có trình độ tiếng Đức B1 trở lên và bằng cấp chuyên môn được công nhận tại Đức.
  • Có hợp đồng lao động với mức lương tối thiểu 45.400 Euro/năm (khoảng 1,3 tỷ đồng).
  • Có chỗ ở và bảo hiểm y tế ở Đức.

>> Tham khảo: TOP 10 trung tâm dạy tiếng Đức uy tín, chất lượng tại TP. HCM

2. Định cư Đức theo diện đầu tư

Các nhà đầu tư và doanh nhân muốn thành lập một doanh nghiệp hoặc đầu tư vào dự án ở Đức thì phải xin thị thực đầu tư định cư Đức. Để có thị thực tự làm việc tại Đức, nhà đầu tư cần phải chứng minh những điều sau:

  • Cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể, tài chính mạnh để đầu tư và duy trì hoạt động kinh doanh.
  • Đảm bảo số tiền cần thiết để đầu tư với ngưỡng nhất định là 25.000 Euro (khoảng 693 triệu đồng). 
  • Các khoản đầu tư được yêu cầu trong nước và mang lại lợi ích cho kinh tế nước Đức.

Nếu duy trì tư cách là doanh nhân ở Đức thì bạn được phép gia hạn không giới hạn giấy phép cư trú 3 năm, có nghĩa bạn có thể tự do ra vào đất nước này.

>> Tham khảo: Thu nhập của người Việt tại Đức có cao không?

3. Định cư Đức theo diện đoàn tụ gia đình

Nếu bạn là một lao động có tay nghề và đã hoàn tất thủ tục cấp giấy phép cư trú thì sẽ có cơ hội đón bố mẹ, vợ/chồng và con cái của mình sang Đức sống cùng. Để xin thị thực đoàn tụ gia đình, trước hết, người lao động phải nắm rõ luật nhập cư mới của Đức và thủ tục cần thiết như sau:

  • Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết, lệ phí,… 
  • Đảm bảo đủ điều kiện kinh tế để nuôi sống bản thân và gia đình.
  • Vợ/chồng phải chứng minh đã kết hôn và ít nhất phải có trình độ tiếng Đức A1. 
  • Đối với con cái phải cung cấp được giấy khai sinh, nếu trẻ dưới 16 tuổi thì không yêu cầu tiếng Đức nhưng từ 16 tuổi trở lên phải chứng minh trình độ tiếng Đức cũng như khả năng thích nghi, hòa nhập môi trường sống mới ở Đức.

4. Định cư Đức theo diện du học

Sau khi hoàn thành khóa học tại một trường ở Đức, du học sinh sẽ có cơ hội xin thị thực định cư Đức. Chương trình này chỉ áp dụng cho những du học sinh có bằng cấp bậc Đại học trở lên hoặc chứng chỉ chuyên môn từ Đức. Để có thể định cư Đức, du học sinh cần đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Gia hạn giấy phép cư trú, thời gian gia hạn từ 18 tháng đến 3 năm và được cấp bởi Sở ngoại kiều nếu hoàn thành khóa học với kết quả học tập tốt. 
  • Phải có thẻ định cư, có thể là thẻ xanh EU hoặc thẻ định cư vĩnh viễn. 

>> Tham khảo: Chi phí sinh hoạt ở Đức cho du học sinh bao nhiêu là đủ?

Các diện định cư Đức phổ biến
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, du học sinh sẽ có cơ hội xin thị thực định Đức (Nguồn: SHD Academy)

Hồ sơ xin visa định cư Đức gồm những gì? 

Thực tế, xin định cư Đức không hề khó khăn như nhiều người nghĩ, bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện định cư Đức theo từng diện, đồng thời chuẩn bị hồ sơ chính xác và đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. 

Đối với người xin visa

Với những người xin Visa, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn xin Visa sang Đức, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân
  • Bản gốc hộ chiếu còn giá trị và có chữ ký
  • Ảnh thẻ chuẩn phông quốc tế 
  • Bản sao có công chứng căn cước công dân, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn (nếu có) 
  • Chứng chỉ tiếng Đức tối thiểu trình độ A1 theo khung tham chiếu chung về ngôn ngữ của Châu Âu 
  • Các giấy tờ chứng minh công việc và tài chính 
  • Nếu xin Visa định cư để kết hôn với người Đức, bạn cần bổ sung thêm chứng nhận độc thân hoặc quyết định ly hôn có xác nhận của chính quyền địa phương và giấy chứng minh dự định kết hôn với người cư trú tại Đức có xác nhận của Sở hộ tịch Đức.

>> Tham khảo: Hướng dẫn tự chuẩn bị hồ sơ xin cấp Visa du học nghề Đức

Đối với người bảo lãnh

Đối với người bảo lãnh, khi xin Visa định cư Đức thì cần chuẩn bị một số giấy tờ như:

  • Thư mời nêu rõ thông tin người mời, người được mời cùng mục đích bảo lãnh
  • Bản sao có công chứng hộ chiếu hoặc căn cước công dân 
  • Thẻ cư trú hoặc giấy xác nhận nơi ở có xác nhận của chính quyền địa phương 
  • Giấy tờ chứng minh công việc và tài chính 
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ với người được bảo lãnh, gồm hộ khẩu, hình ảnh, giấy khai sinh,…. 
  • Giấy cam kết bảo lãnh được cung cấp bởi Sở Ngoại kiều tại nơi người bảo lãnh cư trú ở Đức.

>> Tham khảo: 5 Cách gửi tiền từ Đức về Việt Nam an toàn và nhanh chóng

Các hình thức định cư Đức phổ biến

Chính sách định cư Đức cung cấp nhiều loại giấy phép định cư khác nhau và mỗi loại đều có những yêu cầu riêng biệt.

Thẻ cư trú

Khác với thị thực du lịch chỉ có thời hạn 3 – 6 tháng do Đại sứ quán Đức xét duyệt, thị thực dài hạn (Aufenthaltserlaubnis) sẽ do Sở ngoại kiều cấp. Khi nhập cảnh vào Đức, với thị thực định cư Đức dài hạn và đăng ký hộ khẩu thường trú, Sở ngoại kiều nơi bạn đăng ký sẽ xét duyệt đơn xin gia hạn thị thực. Tùy vào lý do học tiếng, du học, đoàn tụ cùng người thân hay hợp tác lao động mà thẻ cư trú sẽ có thời hạn kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm. 

Hiện nay, tại thành phố Berlin cho phép thời hạn thị thực dành cho du học sinh dài nhất 3 năm, tương đương với khoảng thời gian tối thiểu để hoàn thành chương trình đào tạo tại các trường nghề ở Đức.

>> Tham khảo: TOP 9 trường đào tạo nghề miễn phí, uy tín ở Đức 2025

Thị thực định cư Đức
Thị thực định cư Đức dài hạn sẽ do Sở ngoại kiều cấp (Nguồn: Sưu tầm)

Thẻ xanh Đức 

Thẻ xanh Đức (Blue Card – EU) là loại giấy phép cư trú tạm thời được Chính phủ Đức cấp cho những người có trình độ Đại học trở lên trong thời hạn 4 năm. Tuy nhiên, điều kiện cấp thẻ xanh EU sẽ thay đổi theo từng năm. Nếu thời hạn của hợp đồng lao động 4 năm thì thẻ xanh EU sẽ được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động và cộng thêm 3 tháng. 

Đặc biệt, loại thẻ cư trú này không giới hạn nhóm nghề nhất định, tuy nhiên đó phải là công việc phù hợp với bằng cấp và trình độ của người xin việc. Để có thể gia hạn thẻ xanh, bạn cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Sở Ngoại kiều và Sở Lao động. 

Chính sách định cư Đức
Thẻ xanh EU là giấy phép cư trú tạm thời được Chính phủ Đức cấp cho những người có trình độ Đại học trở lên trong thời hạn 4 năm (Nguồn: Sưu tầm)

Thẻ định cư vĩnh viễn

Công dân nước ngoài muốn được cấp thẻ định cư vĩnh viễn ở Đức cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Có giấy phép lưu trú 5 năm
  • Mức thu nhập có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân và các thành viên trong gia đình
  • Đóng đủ 60 tháng vào quỹ bảo hiểm hưu trí
  • Không phạm tội hay đang bị án treo ở Đức
  • Trình độ tiếng Đức chứng chỉ B1 trở lên
  • Đảm bảo đủ diện tích nhà ở theo luật định, tối thiểu 12m2/người.

Theo chính sách định cư tại Đức, nếu du học sinh đáp ứng đủ các điều kiện trên thì sau 5 năm có thể nộp hồ sơ xin thẻ định cư vĩnh viễn tại Đức. Đối với người đã có thẻ xanh EU, sau khi làm việc đúng chuyên ngành trên 33 tháng sẽ được quyền cấp thẻ định cư tại Đức vĩnh viễn. Nếu người đó có trình độ tiếng Đức B1 trở lên thì thời gian sẽ được rút ngắn thành 21 tháng.

>> Tham khảo: 

Trên đây là những thông tin hữu ích về chính sách và điều kiện định cư Đức mà SHD Academy muốn chia sẻ với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề định cư Đức hay muốn tìm hiểu thêm về chương trình du học nghề Đức, hãy liên hệ với SHD Academy qua hotline 0336 760 276 để nhận được phản hồi nhanh chóng và tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận