Nước Đức là một điểm đến đầy hấp dẫn với các bạn trẻ Việt Nam khi tìm hiểu chương trình du học nghề với mức lương cao và chính sách đãi ngộ tốt. Tuy nhiên, một trong những điều kiện để xin được Visa là bạn phải có hợp đồng du học nghề Đức được ký kết với đơn vị đào tạo. Trong bài viết sau, SHD Academy sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về nội dung, quy định và những lưu ý quan trọng có trong bản hợp đồng du học nghề Đức.
>> Tham khảo:
Hợp đồng du học nghề Đức là thỏa thuận giữa người học và đơn vị đào tạo nghề, được thể hiện bằng văn bản và có sự xác nhận của cả hai bên. Nội dung trên hợp đồng thể hiện đầy đủ các thông tin về chương trình đào tạo. Trong đó bao gồm: Vị trí công việc, nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, số giờ làm, mức lương,…
Ngoài ra, hợp đồng cũng ghi rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hai bên, các trường hợp thanh lý hợp đồng,…. Tất cả các điều khoản này cần được xét duyệt và đóng dấu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (IHK), ngoại trừ ngành điều dưỡng.
Việc ký kết hợp đồng du học nghề Đức là cách để bảo vệ quyền lợi của người học và tổ chức đào tạo trong suốt quá trình học. Dựa trên các điều khoản đã có, hai bên có thể xây dựng được môi trường học tập và làm việc công bằng, minh bạch. Đồng thời, hợp đồng này là cơ sở vững chắc, giúp người học tự tin phát triển nghề nghiệp, từ khi đặt chân đến Đức cho đến lúc an cư về sau.
>> Tham khảo: Tổng hợp các ngành nghề có lương cao nhất tại Đức 2025
Các thông tin chính của hợp đồng đào tạo nghề được quy định rõ trong Đạo luật đào tạo nghề ở Đức (viết tắt là BBiG). Trong trường hợp có thêm quy định mới, hai bên thỏa thuận, thống nhất và gửi văn bản giải trình lên BBiG. Dưới đây là 4 thông tin chính bắt buộc phải có trong hợp đồng du học nghề Đức:
Tất cả các ngành nghề được triển khai trong chương trình du học nghề Đức có thời gian thử việc tối đa là 4 tháng. Thời gian cụ thể sẽ tùy vào thỏa thuận giữa người học và tổ chức đào tạo. Trong trường hợp thời gian thử việc kéo dài hơn 4 tháng do những nguyên nhân khách quan (chẳng hạn như du học sinh nghỉ bệnh) thì cần bổ sung thêm phụ lục ghi rõ thời gian thử việc mới.
Thời gian tham gia các chương trình đào tạo nghề chính thức sẽ từ 3-3.5 năm, tùy theo tính chất ngành học và đơn vị đào tạo. Thông thường, với những khóa học bắt đầu từ tháng 9 thì sẽ mất khoảng 3 năm để hoàn tất chương trình. Đối với các khóa bắt đầu sớm hơn (tức là nhập học vào học kỳ phụ) thì sẽ mất khoảng 3.5 để hoàn thiện.
Như vậy, dù là 3 năm hay 3.5 năm thì thời gian này cũng không có sự chênh lệch quá nhiều.
>> Tham khảo:
Luật lao động ở Đức quy định rõ ràng về thời gian làm việc cho du học sinh tham gia chương trình du học nghề. Theo đó, giờ làm việc tiêu chuẩn của mỗi tuần là 40 giờ, chia đều cho 5 ngày làm việc.
Lưu ý rằng, hợp đồng du học nghề Đức cũng cần ghi rõ thời gian mỗi du học sinh được đăng ký làm thêm, tối đa tổng số giờ làm việc là 48 giờ mỗi tuần và không nên làm quá 8 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, nếu ca làm việc kéo dài từ 6 đến 9 tiếng thì du học sinh được nghỉ ít nhất 30 phút. Nếu ca làm việc trên 9 giờ thì sẽ được nghỉ giữa ca 45 phút.
Ngoài ra, các chế độ nghỉ phép cho du học sinh cũng được thể hiện trên hợp đồng du học nghề. Du học sinh được hưởng chế độ nghỉ phép như những lao động chính thức làm việc tại Đức. Mỗi bạn sẽ có từ 24 – 30 ngày nghỉ phép hưởng lương/năm (có thể nhiều hơn tùy ngành nghề). Con số này chưa bao gồm những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của từng bang du học sinh đang học tập, làm việc.
Trợ cấp đào tạo là một hạng mục quan trọng cần phải xem xét trong hợp đồng du học nghề Đức. Theo quy định từ BBiG, kể từ năm 2025, mức lương tối thiểu cho học viên tại các công ty không có thỏa ước lao động tập thể là:
Tùy theo đặc thù của từng ngành nghề và chương trình đào tạo thực hành, doanh nghiệp có thể trả mức lương khác nhau nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Một điều quan trọng cần lưu ý đó là để được cấp Visa du học nghề, bạn phải chứng minh được tài khoản duy trì được ít nhất 929 Euro/ tháng (khoảng 24 triệu đồng). Vì vậy, du học nghề Đức có cần chứng minh tài chính nếu mức trợ cấp trong hợp đồng du học nghề thấp hơn mức quy định, bạn sẽ cần mở tài khoản phong tỏa để gửi thêm khoản tiền thiếu hụt này.
Sở hữu mạng lưới hợp tác với hơn 40 đối tác uy tín tại Đức, SHD Academy hỗ trợ các học viên kết nối và thuận lợi ký hợp đồng làm việc với các doanh nghiệp này. Đặc biệt, SHD Academy cam kết tất cả các hợp đồng đào tạo đều được ký kết với mức lương tối thiểu là 929 Euro/tháng. Nhờ đó, các học viên không cần phải mở tài khoản phong tỏa hay bổ sung thêm chứng minh tài chính khác. Điều này giúp học viên tăng tỷ lệ được Đại sứ quán chấp thuận Visa du học nghề Đức.
>> Tham khảo: Có nên đi du học nghề Đức không? Sự thật về du học nghề Đức
Hợp đồng du học nghề Đức là căn cứ quan trọng để Đại sứ quán xét duyệt và cấp Visa cho học viên. Để có một bộ hợp đồng du học nghề chỉn chu và đầy đủ, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
>> Tham khảo: Hướng dẫn lộ trình học tiếng Đức cho người mới bắt đầu
Việc chuẩn bị hợp đồng du học nghề Đức là một quá trình cần sự tỉ mỉ và chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt đối với các bạn mới tìm hiểu về chương trình du học nghề Đức. Hiểu được điều đó, SHD Academy được ra đời với sứ mệnh trở thành cầu nối đáng tin cậy, giúp các bạn trẻ Việt Nam dễ dàng chinh phục ước mơ xây dựng tương lai tốt đẹp tại Đức.
Trong suốt gần 7 năm hoạt động, SHD Academy đã xây dựng một lộ trình du học nghề Đức toàn diện, bao gồm từng bước sau:
>> Tham khảo:
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin quan trọng cần có trong hợp đồng du học nghề Đức. Nắm rõ các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình ký kết hợp đồng, đảm bảo quyền lợi cho bản thân và hạn chế những vấn đề phát sinh. Hãy liên hệ SHD Academy khi cần tư vấn về quá trình chuẩn bị hồ sơ du học nghề Đức, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng các bạn trẻ để thực hiện hóa ước mơ du học nghề Đức và phát triển sự nghiệp lâu dài tại đất nước này.
[…] Thông tin mới nhất về hợp đồng du học nghề Đức và lưu ý cần nắm […]