Hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp
(+84) 336 760 276
info@shdacademy.vn
SHD Academy > Tin tức > Tin du học nghề Đức > Mức lương tối thiểu ở Đức là bao nhiêu? Cách đọc bảng lương tại Đức

Mức lương tối thiểu ở Đức là bao nhiêu? Cách đọc bảng lương tại Đức

  • Tos
  • Tin du học nghề Đức
  • Không có bình luận

Nếu bạn đang chuẩn bị hồ sơ du học nghề Đức hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm tại Đức thì việc nắm vững cách tính bảng lương ở Đức sẽ là bước khởi đầu quan trọng để bạn chủ động về tài chính và tránh những khoản khấu trừ bất ngờ. Trong bài viết này, SHD Academy sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng lương ở Đức và công thức tính lương chi tiết, giúp bạn tối ưu hóa thu nhập và lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả.

>> Tham khảo:

Tổng quan về các khoản lương tại Đức 

Tại Đức, tổng lương (Bruttogehalt) và lương ròng (Nettogehalt) được phân biệt rất rõ ràng. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm này để tránh nhầm lẫn, đặc biệt nếu bạn chưa quen với hệ thống thuế tại Đức. Cụ thể:

  • Tổng lương: Là khoản thu nhập trước khi khấu trừ, bao gồm mức lương cơ bản và các khoản thưởng nếu có.
  • Lương ròng (lương sau thuế): Đây số tiền thực nhận hàng tháng sau khi đã khấu trừ các loại thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội và các khoản đóng góp bắt buộc.

Về cách tính bảng lương ở Đức, các khoản khấu trừ thường chiếm khoảng 35% tổng lương. Ví dụ, nếu bạn nhận lương 3.000 Euro/tháng (tương đương 87 triệu đồng), sau khi trừ thuế và bảo hiểm, bạn có thể nhận được khoảng 1.950 Euro/tháng (khoảng 56 triệu đồng), số tiền chênh lệch còn tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân, mức miễn giảm và nhóm thuế thu nhập cá nhân ở Đức.

Ngoài mức lương cơ bản, nhiều công ty tại Đức còn cung cấp các gói tiền thưởng và đãi ngộ như “lương tháng 13”, thưởng theo mùa hoặc hiệu suất. Một số công ty quốc tế có thể hỗ trợ thêm chi phí nhà ở, học phí cho con hoặc chi phí định cư Đức.

Lưu ý: các khoản lợi ích hiện vật (như xe công, điện thoại, laptop) cũng có thể bị đánh thuế.

>> Tham khảo: Tất tần tật về bảo hiểm y tế ở Đức cho du học sinh

Các cách tính bảng lương ở Đức
Đức có sự phân biệt rõ ràng giữa tổng lương và lương ròng (Nguồn: Sưu tầm)

Cách đọc bảng lương ở Đức 

Bảng lương tại Đức (Gehaltsabrechnung hoặc Lohnabrechnung) cung cấp thông tin chi tiết về thu nhập, thuế và các khoản đóng góp an sinh xã hội. Việc nắm rõ các phần chính dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính cá nhân tốt hơn và hiểu rõ cách tính bảng lương ở Đức.

Thông tin cá nhân

Phần đầu bảng lương ghi nhận các thông tin định danh để xác định mức thuế và đóng góp bảo hiểm:

  • Geburtsdatum: Ngày sinh.
  • Arbeitnehmer Nr.: Mã số nhân viên.
  • Steuertage: Số ngày trong tháng mà người lao động có nghĩa vụ nộp thuế.
  • StKl. (Steuerklasse): Nhóm thuế (1–6), quyết định mức thuế thu nhập bạn phải nộp.
  • Ki.Frbtr. / ZKF: Số phần miễn giảm thuế dành cho con cái.
  • Rel. / Konfession: Tôn giáo (ảnh hưởng đến thuế nhà thờ)
  • RK: Công giáo La Mã
  • – : Không theo tôn giáo
  •  EV: Tin lành
  • Steuerfreibetrag / Steuerfreier Bezug: Khoản thu nhập được miễn thuế nếu có (trợ cấp miễn thuế).
  • Eintrittsdatum: Ngày bắt đầu làm việc.
  • Sv. Tg. (Sozialversicherungstage): Số ngày đóng bảo hiểm xã hội trong tháng.
  • SV Schlüssel (KV / RV / AV / PV):  Mã đóng góp bảo hiểm, giá trị “1” biểu thị mức đóng đầy đủ.
  • Lohnsteueridentifikationsnummer (IdNr.)/ Steuer-ID: Mã số thuế cá nhân.
  • Versicherungsnummer/ SV-Nemmer: Mã số an sinh xã hội (Số bảo hiểm xã hội).
  • KK (Krankenkasse): Quỹ bảo hiểm y tế (nơi người lao động đăng ký đóng bảo hiểm).
Những cách tính bảng lương ở Đức
Phần đầu bảng lương ghi nhận các thông tin định danh để xác định mức thuế (Nguồn: Sưu tầm)

Chi tiết về cơ cấu lương và khoản khấu trừ

Phần giữa bảng lương liệt kê chi tiết các khoản thu nhập và khấu trừ:

  • Bezeichnung: Mô tả tên khoản thu/khấu trừ.
  • Gehalt: Lương cơ bản.
  • Geldwerter Vorteil/Sachbezug: Lợi ích bằng hiện vật (xe công, điện thoại…).
  • E. (Einmalbezug): Khoản thanh toán một lần (thưởng lễ, hiệu suất…).
  • Urlaubsgeld: Trợ cấp ngày nghỉ.
  • GB. (Gesamtbrutto) hoặc St.Btto: Tổng thu nhập chịu thuế.
  • LSt. (Lohnsteuer): Thuế thu nhập cá nhân
  • KiSt. (Kirchensteuer): Thuế nhà thờ (chỉ áp dụng nếu người lao động khai tôn giáo).
  • Solidarität Zuschlag: Phụ phí đoàn kết (hiện nay chỉ còn thu với người thu nhập cao).
  • SV (Sozialversicherung): Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, gồm:
    • KV – Bảo hiểm y tế.
    • PV – Bảo hiểm chăm sóc dài hạn.
    • RV – Bảo hiểm hưu trí.
    • AV – Bảo hiểm thất nghiệp.
  • Zusatzbeitrag: Phụ phí bảo hiểm y tế bổ sung
  • Nettoverdienst/Auszahlung: Thu nhập thực nhận sau tất cả các khoản khấu trừ (lương ròng).

Các thông tin bổ sung quan trọng

Phần cuối bảng lương cung cấp số liệu tổng hợp theo tháng và năm:

  • Verdienstbescheinigung: Giấy xác nhận thu nhập (bản sao bảng lương có thể dùng cho thủ tục ngân hàng, thuê nhà…).
  • Monatswerte/Monatssumme: Tổng lương/tháng.
  • Jahreswerte/Jahressumme: Tổng lương/năm.
  • KV/PV/RV/AV Beitrag-AG hoặc AG-Anteil: Phần đóng góp bảo hiểm của người sử dụng lao động (công ty).

>> Tham khảo: 

Mức lương trung bình ở Đức

Theo số liệu thống kê vào tháng 4 năm 2024 của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis), mức lương trung bình của người lao động đạt 4.634 Euro/tháng (khoảng 134 triệu đồng), tương đương 55.608 Euro/năm (khoảng 1,6 tỷ đồng). Tuy nhiên, mức lương thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, kinh nghiệm, ngành nghề, vị trí công việc và nơi sinh sống. 

Thông tin dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về mức lương trung bình ở Đức, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính bảng lương ở Đức và dự trù chi phí sinh hoạt cá nhân hợp lý hơn.

Mức lương theo ngành

Dưới đây là bảng lương trung bình hàng năm theo ngành nghề (theo Stepstone năm 2025):

Ngành nghề Thu nhập trung bình năm (Euro) Tương đương (VNĐ)
Y tế 31.200 908.000.000
Ngân hàng 42.000 1.222.000.000
Tài chính  62.500 1.818.000.000
Xây dựng 32.750  953.000.000
Ô tô  33.700 980.000.000
Thực phẩm  29.850 868.000.000
Hàng tiêu dùng 32.400 943.000.000
Nhà hàng – khách sạn 30.000 873.000.000

Nguồn: SHD Academy tổng hợp

Mức lương theo khu vực

Mức lương ở Đức cũng thay đổi theo từng bang liên bang. Các khu vực phía tây và nam Đức như Baden-Württemberg hay Bavaria thường có mức thu nhập cao hơn, trong khi các bang phía đông như Sachsen hay Thuringia lại có thu nhập thấp hơn mức trung bình.

Bang Chênh lệch so với trung bình
Baden-Württemberg +7.9%
Hesse +7.2%
Hamburg +5.5%
Bavaria +4.4%
Bắc Rhine-Tây Phalia +1.1%
Bremen –2.9%
Saarland –4.4%
Berlin –5.7%
Lower Saxony –6.8%
Brandenburg –18.8%
Schleswig-Holstein -9.8%

Nguồn: SHD Academy tổng hợp

Mức lương tối thiểu cho du học sinh mới tốt nghiệp

Mức lương khởi điểm cho du học sinh mới tốt nghiệp tại Đức dao động theo trình độ học vấn và bang liên bang. Dưới đây là một vài ví dụ:

Bang Thu nhập trung bình năm (Euro) Tương đương (VNĐ)
Baden-Württemberg 60.000 1.746.000.000
Bavaria 60.000 1.746.000.000
Béc-lin 54.000 1.571.600.000
Brandenburg 53.000 1.542.400.000
Bremen 53.500 1.542.400.000
Hamburg 57.500 1.542.400.000
Hesse 60.000 1.746.000.000
Saarland 54.000 1.571.600.000
Sachsen 50.000 1.455.100.000

Nguồn: SHD Academy tổng hợp

>> Tham khảo:

Mức lương tối thiểu tại Đức 

Mức lương tối thiểu tại Đức là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động và là cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính cho du học sinh hoặc người làm việc tại Đức. Được chính thức áp dụng từ năm 2015, mức lương tối thiểu tại Đức đã trải qua nhiều lần điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế và chi phí sinh hoạt.

Theo cập nhật mới nhất, kể từ ngày 1/1/2025 mức lương tối thiểu là 12,82 Euro/giờ (khoảng 373 nghìn đồng). Điều này có nghĩa là, một người lao động làm việc toàn thời gian 40 giờ/tuần có thể kiếm được khoảng 2.051 Euro/tháng (khoảng 59 triệu đồng/tháng), trước khi trừ các khoản thuế và bảo hiểm xã hội. Đây là một phần không thể thiếu trong cách tính bảng lương ở Đức, giúp người lao động dự kiến được mức thu nhập tối thiểu khi ký hợp đồng.

Ngoài ra, những người làm công việc thời vụ, lao động tự do hoặc trong diện “mini-jobs” cũng được áp dụng mức lương tối thiểu tương ứng. Cụ thể, từ tháng 10/2022, mức thu nhập tối đa đối với mini-jobs đã được nâng từ 450 Euro lên 520 Euro/tháng (từ 13 lên 15 triệu đồng). Mức giới hạn này được thiết lập để đảm bảo người lao động vẫn nằm trong phạm vi miễn thuế và không bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội toàn phần. Điều này phản ánh sự điều chỉnh linh hoạt và bao phủ của chính sách lương tối thiểu tại Đức, bao gồm cả lao động không chính thức.

>> Tham khảo:

Chi tiết cách tính bảng lương ở Đức
Mức lương tối thiểu tại Đức đã trải qua nhiều lần điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế (Nguồn: Sưu tầm)

Việc hiểu rõ cách tính bảng lương ở Đức sẽ giúp bạn lập kế hoạch tài chính hiệu quả hơn trong hành trình học tập và làm việc tại quốc gia này. Đây cũng là yếu tố quan trọng nếu bạn đang hướng đến mục tiêu định cư lâu dài và xin quốc tịch Đức. Đừng để những quy định phức tạp cản trở lộ trình tương lai của bạn. Để được tư vấn chi tiết về du học nghề và định cư tại Đức, hãy theo dõi chuyên mục Tin tức của SHD Academy hoặc liên hệ ngay hotline (+84) 336 760 276 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác!

Trả lời