Hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp
(+84) 336 760 276
info@shdacademy.vn
SHD Academy > Tin tức > Tin du học nghề Đức > Những điều cần biết về tài khoản phong tỏa du học nghề Đức
Du học nghề Đức tài khoản phong tỏa là gì

Những điều cần biết về tài khoản phong tỏa du học nghề Đức

  • Tos
  • Tin du học nghề Đức
  • Không có bình luận

Du học nghề Đức đang là lựa chọn hấp dẫn với nhiều bạn trẻ Việt Nam nhờ cơ hội việc làm rộng mở với mức lương đáng mơ ước. Tuy nhiên, để xin Visa du học nghề Đức, một trong những yêu cầu bắt buộc là bạn phải mở tài khoản phong tỏa để chứng minh tài chính cá nhân. Vậy tài khoản phong tỏa là gì? Vì sao lại cần thiết và cách mở tài khoản như thế nào? Hãy cùng SHD Academy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây! 

>> Tham khảo:

Tài khoản phong tỏa là gì? 

Tài khoản phong tỏa (Sperrkonto) là một loại tài khoản ngân hàng dành riêng cho người nước ngoài, bao gồm sinh viên và học viên tham gia chương trình đào nghề tại Đức. Mở tài khoản phong tỏa là một trong những yêu cầu bắt buộc của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khi xin cấp Visa du học nghề, nhằm đảm bảo người học có đủ khả năng tài chính để chi trả sinh hoạt phí trong suốt thời gian học tập tại đất nước này.

Về cơ bản có thể hiểu, du học sinh cần mở và chuyển một số tiền tối thiểu theo quy định vào tài khoản phong tỏa trước khi được cấp thị thực du học nghề tại Đức. Theo quy định của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, số tiền tối thiểu học viên cần chuyển vào tài khoản phong tỏa của mình để xin Visa du học nghề Đức là 11.148 Euro mỗi năm (khoảng 295 triệu đồng). Mỗi tháng du học sinh chỉ được rút số tiền tối đa là 929 Euro (khoảng 27 triệu đồng) từ tài khoản phong tỏa. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi tháng du học sinh đều có một khoản tiền cần thiết để chi tiêu trong thời gian lưu trú tại Đức.

>> Tham khảo: Độ tuổi du học nghề Đức là bao nhiêu? Thông tin mới nhất 2025

Lý do cần chứng minh tài khoản phong tỏa là gì
Tài khoản phong tỏa là một loại tài khoản ngân hàng dành riêng cho sinh viên quốc tế đang học tập, làm việc tại Đức (Nguồn: Sưu tầm)

Ai cần mở tài khoản phong tỏa?

Mở tài khoản phong tỏa là gì? Những ai cần mở tài khoản phong tỏa? Mở tài khoản phong tỏa ở Đức là yêu cầu bắt buộc đối với những đối tượng đến từ các quốc gia không thuộc Liên minh Châu Âu hoặc quốc gia thành viên Schengen và đang xin một trong những loại Visa sau:

  • Visa sinh viên: Sinh viên quốc tế muốn học tập tại Đức.
  • Visa tìm việc : Lao động nước ngoài muốn đến Đức để tìm kiếm cơ hội việc làm.
  • Visa đào tạo hoặc học nghề: Những cá nhân tham gia chương trình đào tạo nghề tại Đức.
  • Visa Aupair: Những người đến Đức tham gia chương trình Aupair để học hỏi về văn hóa và cuộc sống ở Đức.
  • Visa công nhận trình độ nước ngoài: Những người cần chứng nhận giá trị bằng cấp hoặc trình độ từ nước ngoài tại Đức.
  • Visa học ngôn ngữ: Những người muốn học tiếng Đức cấp tốc tại Đức.

>> Tham khảo: Du học nghề Đức nên chọn ngành nào? Top 7 ngành hot nhất 2025

Cách tính số tiền cần nộp vào tài khoản phong tỏa 

Cách tính số tiền cần nộp vào tài khoản phong tỏa sẽ được dựa theo hai trường hợp, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Học viên có chứng chỉ B2 tiếng Đức đã đủ điều kiện du học nghề Đức. Đối với trường hợp này, trong quá trình đào tạo, học viên được doanh nghiệp hỗ trợ lương thực tập mỗi tháng theo hợp đồng đào tạo nghề đã ký từ trước. 

  • Nếu tiền lương thực tập của học viên đạt 929 Euro/tháng trở lên (sau khi đã trừ thuế) thì không cần phải mở tài khoản phong tỏa. 
  • Trường hợp mức lương thực tập dưới 929 Euro/tháng (sau khi đã trừ thuế), học viên cần phải mở tài khoản phong tỏa và đóng vào đó số tiền là (929 – tiền lương) x 36 tháng.

Ví dụ: Nếu học viên học ngành nhà hàng khách sạn thì nhận lương thực tập là năm 1: 730, năm 2: 850, năm 3: 900. Như vậy với số tiền phong tỏa tối thiểu theo quy định của Đại sứ quán là 929 Euro/tháng thì:

  • Năm 1 thiếu: (929 – 730) x 12 tháng = 2.388 Euro.
  • Năm 2 thiếu: (929 – 850) x 12 tháng = 948 Euro.
  • Năm 3 thiếu: (929 – 900) x 12 tháng = 348 Euro.

=> Tổng số tiền chênh lệch lương trong quá trình học nghề là 3.684 Euro. Như vậy, số tiền cần đóng vào tài khoản phong tỏa sẽ là 3.684 Euro.

Trường hợp 2: Học viên chỉ có chứng chỉ B1 tiếng Đức tại Việt Nam thì bắt buộc phải tham gia một khóa học tiếng để lấy bằng B2 trong 6 tháng tại Đức, sau đó mới chính thức tham gia chương trình học nghề. Đối với trường hợp này, cách tính tiền cần nộp vào tài khoản phong tỏa như sau:

  • Tiền sinh hoạt phí tại Đức trong 6 tháng đầu khi học chứng chỉ B2 tại Đức.
  • Tiền bổ sung thêm vào lương thực tập nếu tiền lương thực tập hàng tháng thấp hơn 929 Euro.

Ví dụ: Tiền học bằng B2 tiếng Đức trong 6 tháng: 861 × 6 = 5.166 Euro

Học viên học ngành cơ khí trong 3 năm, nhận mức lương thực tập:

  • Năm 1 nhận 800 Euro/tháng: (929 – 800) x 12 = 1.548 Euro.
  • Năm 2 nhận 850 Euro/tháng: (929 – 850) x 12 = 948 Euro.
  • Năm 3 nhận 900 Euro/tháng: (929 – 900) x 12= 348 Euro.

=> Tổng số tiền chênh lệch trong quá trình học nghề là: 2.844 Euro

Như vậy, số tiền cần nộp vào tài khoản phong tỏa trong thời gian học nghề tại Đức là: 5.166 + 2.844 = 8.010 Euro.

Nếu bạn lo lắng về việc mở tài khoản phong tỏa khi du học nghề Đức, SHD Academy sẽ giúp bạn gỡ bỏ nỗi băn khoăn này. Nhờ mạng lưới hợp tác với hơn 40 doanh nghiệp uy tín tại Đức, SHD Academy cam kết đảm bảo việc làm ngay khi sang Đức với mức lương tối thiểu 929 Euro/tháng. Khoản thu nhập này đủ để học viên trang trải chi phí du học nghề Đức như phí sinh hoạt, tiền nhà,… Và không cần phải chứng minh tài chính hay mở tài khoản phong tỏa.

Đặc biệt, học viên còn được học khóa B2 miễn phí theo hình thức song song với chương trình học nghề mà không phải lo lắng về chi phí phát sinh. Với những lợi thế này, SHD Academy mang đến lộ trình du học nghề Đức toàn diện, giúp học viên an tâm học tập và phát triển sự nghiệp tại Đức.

>> Tham khảo: Học tiếng Đức có khó không? Mất bao lâu để đạt chứng chỉ B1

Những lý do cần chứng minh tài khoản phong tỏa là gì
Nếu du học sinh được trả mức lương thực tập dưới 929 Euro/tháng thì cần phải nộp tiền vào tài khoản phong tỏa (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn mở tài khoản phong tỏa du học nghề Đức 

Sau khi đã biết tài khoản phong tỏa là gì, hãy cùng SHD Academy tiếp tục tìm hiểu quy trình mở tài khoản này. Quy trình mở một tài khoản phong tỏa sẽ có sự khác biệt nhất định, tùy thuộc vào ngân hàng mà bạn chọn. Dưới đây là quy trình mở tài khoản phong tỏa của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank:

Bước 1 – Mở tài khoản phong tỏa

Hồ sơ đăng ký mở tài khoản phong tỏa bao gồm:

  • Bản sao công chứng căn cước công dân và hộ chiếu có hiệu lực tối thiểu 6 tháng.
  • Giấy đề nghị mở tài khoản phong tỏa của VietinBank ban hành.
  • Bản sao công chứng Giấy báo nhập học (Bedingter Zulassungsbescheid) hoặc Giấy chứng nhận (thông báo cuối cùng) của Cơ quan thẩm định hồ sơ xin học Đại học/Cao đẳng (ASSIST-Bescheinigung – “endgültige Mitteilung”).
  • Mở tài khoản Euro: Điền thông tin vào Giấy đề nghị mở tài khoản cho sinh viên quốc tế và ký 2 chữ ký. Trong đó phải có ít nhất  1 chữ ký giống như trong hộ chiếu.
  • Mở tài khoản VNĐ: Để mua đổi ngoại tệ từ tài khoản VNĐ sang tài khoản Euro.

Bạn có thể chọn sử dụng tài khoản phong tỏa tại chi nhánh VietinBank Đức tại Berlin hoặc Frankfurt (nơi gần chỗ bạn học nhất). Sau 2 – 5 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được số tài khoản qua Email bởi chi nhánh VietinBank bạn chọn tại Đức.

Lưu ý: Khi đi đăng ký mở tài khoản phong tỏa tại ngân hàng, bạn nhớ mang theo số tiền tối thiểu để mở/duy trì tài khoản là 50 Euro hoặc quy đổi thành tiền Việt với số tiền 1.500.000 VNĐ. Nếu bạn dưới 18 tuổi cần phải có bố mẹ ký vào Giấy đề nghị mở tài khoản phong tỏa kèm CCCD hoặc hộ chiếu của bố mẹ.

Giải thích tài khoản phong tỏa là gì
Điền thông tin vào Giấy đề nghị mở tài khoản của ngân hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Bước 2 – Phong tỏa và xác nhận số dư tài khoản

Sau khi được cấp số tài khoản bởi chi nhánh ngân hàng tại Đức, bạn hãy mang theo thư mở tài khoản của ngân hàng, hộ chiếu và trực tiếp nộp tiền vào tài khoản Euro hoặc chuyển tiền từ tài khoản VNĐ tại Việt Nam nơi bạn đăng ký mở tài khoản.

Sau 2 – 5 ngày làm việc, bạn sẽ nhận bản scan Giấy xác nhận số dư tài khoản qua Email đã đăng ký với VietinBank. Lúc này bạn cần in Giấy xác nhận số dư tài khoản để bổ sung vào hồ sơ xin cấp Visa hoặc gửi đến Email của công ty để hoàn thiện hồ sơ du học nghề Đức.

Tổng chi phí mở tài khoản phong tỏa: 155 Euro (khoảng 4,1 triệu đồng), gồm:

  • Số tiền tối thiểu để duy trì tài khoản: 50 Euro đã nộp trước đó.
  • Phí chuyển hồ sơ sang chi ngân hàng tại Đức: 45 Euro
  • Phí chuyển tiền: 50 Euro
  • Phí xác nhận số dư tài khoản phong tỏa: 10 Euro

Bước 3 – Kích hoạt tài khoản phong tỏa

Khi đặt chân sang Đức du học nghề, trước hết bạn cần phải đăng ký thủ tục tạm trú (Anmeldung) và mở tài khoản cá nhân ở bất kỳ ngân hàng nào. Sau đó, bạn hãy mang theo Giấy đăng ký tạm trú và hộ chiếu đến chi nhánh ngân hàng bạn đã đăng ký mở tài khoản để làm các thủ tục kích hoạt tài khoản và sử dụng. 

Thời gian để kích hoạt tài khoản phong tỏa Đức có thể kéo dài từ 15 – 30 ngày. Vì vậy trước khi bay sang Đức, bạn hãy chuẩn bị thêm một khoản tiền mặt để có thể chi trả các chi phí sinh hoạt, tiền trọ, mua sắm và học phí cho một tháng đầu tiên tại Đức.

>> Tham khảo: TOP 10 trung tâm du học nghề Đức uy tín nhất hiện nay

Chứng minh tài khoản phong tỏa là gì
Cần phải đăng ký thủ tục tạm trú tại Đức trước khi kích hoạt tài khoản phong tỏa (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp về tài khoản phong tỏa du học nghề Đức

Mất bao lâu để mở tài khoản phong tỏa?

Thời gian mở tài khoản phong tỏa mất bao lâu còn tùy thuộc vào thời gian chuyển tiền, các thủ tục giấy tờ,… Thông thường, sau tối thiểu 01 tuần, thẻ ngân hàng sẽ được gửi qua đường bưu điện tới địa chỉ các bạn cung cấp. Tuy nhiên, trong mùa cao điểm, thời gian mở tài khoản phong tỏa có thể mất vài tuần do các ngân hàng bị quá tải. Vậy nên, các học viên cần chuẩn bị kỹ càng và hoàn thành thủ tục này sớm để kịp thời gian nộp hồ sơ xin Visa.

Chi phí mở tài khoản phong tỏa 

Hiện nay có nhiều ngân hàng tại Đức cung cấp tài khoản phong tỏa cho du học sinh như Deutsche Bank, Sparkasse, Commerzbank, Expatriot hoặc ngân hàng Vietinbank của Việt Nam cũng có 2 chi nhánh tại Berlin và Frankfurt. Mỗi ngân hàng sẽ có điều kiện và mức phí mở tài khoản phong tỏa khác nhau, thường dao động khoảng 110 – 150 Euro (khoảng 2,9 – 4 triệu đồng). 

Làm sao để rút tiền từ tài khoản phong tỏa?

Tài khoản phong tỏa sẽ được kích hoạt sau khi học viên đến Đức và bạn không thể trực tiếp rút tiền từ tài khoản này mà phải thông qua một tài khoản ngân hàng khác tại Đức, hay còn được gọi là tài khoản vãng lai (Girokonto). Sau khi tài khoản vãng lai được kích hoạt, khoản tiền 929 Euro của tháng đầu tiên sẽ được chuyển từ tài khoản phong tỏa sang tài khoản này trong vòng 2 ngày làm việc.

Đối với những tháng tiếp theo, tài khoản phong tỏa sẽ tự động chuyển tiền vào tài khoản vãng lai bằng đúng số tiền học viên đã được nhận từ tháng đầu tiên. Sau khi rút tiền từ tài khoản vãng lai, học viên cần lập kế hoạch chi tiêu hợp lý để đảm bảo đủ tiền chi trả sinh hoạt phí hàng tháng của mình.

>> Tham khảo: Tổng hợp các loại học bổng du học nghề Đức 2025

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn biết được tài khoản phong tỏa là gì cũng như quy trình mở tài khoản phong tỏa. Có thể thấy, mở tài khoản phong tỏa là một bước quan trọng trong quá trình làm thủ tục du học nghề Đức. Để tránh những sai sót không đáng có, bạn có thể đăng ký tham gia chương trình du học nghề Đức cùng SHD Academy để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ từng bước trong quá tình chuẩn bị hồ sơ.

Để lại một bình luận